Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các vật liệu, cấu kiện xây dựng ngôi nhà và công trình theo TCVN 2622:1995?
- Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các vật liệu, cấu kiện xây dựng ngôi nhà và công trình theo TCVN 2622:1995?
- Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện chủ yếu bằng gỗ ở các nhà một tầng của công trình nông nghiệp, công trình công cộng, nhà kho, nhà sản xuất?
- TCVN 2622:1995 quy định tường ngăn cháy phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu đạt bao nhiêu phút?
Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các vật liệu, cấu kiện xây dựng ngôi nhà và công trình theo TCVN 2622:1995?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5.1, tiểu mục 5.2, tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 2622:1995 quy định về giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu ứng với bậc chịu lửa của nhà và công trình như sau:
Tính chịu lửa của vật liệu, cấu kiện xây dựng ngôi nhà và công trình
5.1. Giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu ứng với bậc chịu lửa của nhà và công trình được quy định trong bảng 2.
Chú thích:
1) Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa III thì sàn tầng một và tầng trên cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy, sàn tầng hầm hay tầng chân tường phải làm bằng vật liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa không dưới 60 phút;
2) Trong các ngôi nhà bậc chịu lửa IV, V thì sàn của tầng hầm hay tầng chân tường phải làm bằng vật liệu khó cháy, có giới hạn chịu lửa dưới 45 phút;
3) Trong các phòng có sản xuất, sử dụng hay bảo quản chất lỏng dễ cháy và cháy được sàn phải làm bằng vật liệu không cháy;
4) Đối với các ngôi nhà có tầng hầm mái mà kết cấu chịu lực của mái là vật liệu không cháy thì cho phép lợp mái bằng vật liệu dễ cháy mà không phụ thuộc vào bậc chịu lửa của ngôi nhà;
5) Đối với những ngôi nhà cách đường xe lửa đầu máy hơi nước dưới 30 m, thì không được lợp mái bằng vật liệu dễ cháy;
5.2. Việc tăng thêm giới hạn chịu lửa của một vài cấu kiện xây dựng không thể xem như đã nâng bậc chịu lửa của ngôi nhà hay công trình.
5.3. Đối với các bậc chịu lửa I, II cho phép không theo giới hạn chịu lửa như đã quy định trong bảng 2 khi:
a) Dùng kết cấu thép không có bảo vệ trong nhà sản xuất một tầng, mà không phụ thuộc vào tính toán nguy hiểm về cháy của hạng sản xuất bố trí trong đó;
b) Dùng kết cấu thép không có bảo vệ trong nhà sản xuất nhiều tầng khi bố trí trong đó các hạng sản xuất D và E;
c) Dùng kết cấu thép trong nhà sản xuất nhiều tầng khi trong đó bố trí các công nghệ sản xuất hạng A, B và C với điều kiện phải bảo vệ kết cấu thép bằng vật liệu chống cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 45 phút ở tất cả các tầng, trừ tầng trên cùng;
d) Dùng kết cấu thép che mái, tầng hầm, mái và sàn trong các nhà, công trình công cộng bậc chịu lửa I, II mà các kết cấu đó có bảo vệ bằng các vật liệu không cháy hoặc sơn chống cháy, có giới hạn chịu lửa không dưới 45 phút. Đối với các nhà và công trình công cộng mười tầng trở lên thì phải bảo vệ các kết cấu bằng vật liệu chống cháy, có giới hạn chịu lửa không dưới 60 phút.
Theo đó, tính chịu lửa của vật liệu, cấu kiện xây dựng ngôi nhà và công trình phải đảm bảo các yêu cầu bên trên.
Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các vật liệu, cấu kiện xây dựng ngôi nhà và công trình theo TCVN 2622:1995? (Hình từ internet)
Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện chủ yếu bằng gỗ ở các nhà một tầng của công trình nông nghiệp, công trình công cộng, nhà kho, nhà sản xuất?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 TCVN 2622:1995 quy định về giới hạn chịu lửa của các cấu kiện chủ yếu bằng gỗ ở các nhà một tầng như sau:
5.4. Giới hạn chịu lửa (phút) của các cấu kiện chủ yếu bằng gỗ ở các nhà một tầng của công trình nông nghiệp, công trình công cộng, nhà kho, nhà sản xuất có bậc chịu lửa II được quy định trong bảng 3.
Chú thích:
1) Đối với các nhà sản xuất, nhà và công trình công cộng, nhà kho và hạng sản xuất B, các cấu kiện nêu trong bảng 3 phải được xử lý chống cháy;
2) Không cho phép sử dụng các kết cấu gỗ nêu trên đối với các nhà sản xuất, nhà kho có hạng sản xuất A và B.
Theo đó, giới hạn chịu lửa của các cấu kiện chủ yếu bằng gỗ có bậc chịu lửa II được quy định như sau:
- Cột phải đảm bảo 120 phút
- Tường ngoài bằng tấm panen treo phải đảm bảo 30 phút
- Mái phải đảm bảo 30 phút hoặc 45 phút
- Tường chịu lực bên trong (vách ngăn) phải đảm bảo 15 phút.
TCVN 2622:1995 quy định tường ngăn cháy phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu đạt bao nhiêu phút?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 TCVN 2622:1995 quy định về giới hạn chịu lửa tối thiểu của các bộ phận ngăn cháy hay trong các ngôi nhà thuộc tất cả năm bậc chịu lửa như sau:
5.5. Giới hạn chịu lửa tối thiểu (phút) của các bộ phận ngăn cháy hay trong các ngôi nhà thuộc tất cả năm bậc chịu lửa được quy định như sau:
5.6. Cửa đi, cửa sổ, cửa mái, mặt sàn, tường ngăn lửng, vật liệu trang trí trên trần trên tường trong các ngôi nhà thuộc tất cả các bậc chịu lửa cho phép làm bằng vật liệu dễ cháy, trừ những bộ phận, kết cấu nêu ở điều 5.5.
5.7. Những bộ phận chịu lực của cầu thang trong các nhà có bậc chịu lửa I, II và III (dầm chiếu nghỉ, cốn thang, bậc thang) phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút.
Trong các ngôi nhà hai tầng kiểu căn hộ, cho phép làm bậc thang, chiếu nghỉ bằng gỗ.
5.8. Tường, tường ngăn và sàn của buồng thang máy và buồng bộ phận máy nâng bố trí trong nhà thuộc bất kì bậc chịu lửa nào phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút. Nếu thang máy bố trí ngoài nhà thì không dưới 30 phút.
5.9. Trong mái của các nhà thuộc bậc chịu lửa I, II cho phép sử dụng vật liệu dễ cháy để cách nhiệt trên bề mặt của các tấm bê tông, xà bê tông và các tấm fibrô ximăng. Lớp cách nhiệt trong mái tôn hoặc kim loại phải làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy.
Ở các nhà sản xuất một và hai tầng thuộc bậc chịu lửa I và II, nhà kho 1 tầng thuộc bậc chịu lửa II có cấu kiện xây dựng bằng thép không có lớp bảo vệ cho phép sử dụng cách nhiệt bằng vật liệu dễ cháy trên bề mặt các tấm thép, fibrô xi măng cũng như các tấm panen rỗng. Đối với nhà sản xuất, nhà kho thuộc hạng sản xuất A, B, C có thể sử dụng hệ thống tự động tưới mát bằng nước. Không cho phép sử dụng các vật liệu tổng hợp dễ cháy để cách nhiệt ở những ngôi nhà này.
5.10. Tường ngoài cửa các nhà một, hai tầng thuộc bậc chịu lửa II, III làm bằng thép tấm hoặc tấm fibrô xi măng thì lớp cách nhiệt phải sử dụng vật liệu khó cháy.
5.11. Trong nhà ở kiểu căn hộ từ ba tầng trở lên, tường ngăn giữa các đơn nguyên phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút. Tường ngăn giữa các căn hộ phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 40 phút. trong nhà ở có bậc chịu lửa II, III cao dưới sáu tầng, cho phép tường ngăn giữa các phòng của cùng một căn hộ làm bằng vật liệu khó cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 15 phút.
5.12. Tường ngăn bao che hành lang giữa của nhà có bậc chịu lửa I, phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút và cửa nhà có bậc chịu lửa II, III, IV phải làm bằng vật liệu không cháy hay khó cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 15 phút. Riêng với nhà có bậc chịu lửa II của hạng sản xuất D, E có thể bao che hành lang bằng tường kính.
5.13. Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III. Sàn và trần của tầng hầm, tầng chân tường phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 90 phút.
5.14. Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III cao từ ba tầng trở lên, sàn của buồng thang, tiền sảnh có lối đi từ thang ra cửa ngoài phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút.
Chú thích:
1) Nhà ở có bậc chịu lửa III cao đến ba tầng cho phép sàn, cửa buồng thang và tiền sảnh có giới hạn chịu lửa 45 phút, nếu có lối ra ngoài trực tiếp;
2) Trong rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà ván hóa, hội trường có bậc chịu lửa II thì sàn của phòng khán giả và phòng đợi phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;
3) Sàn và trần các kho thiết bị sân khấu phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;
4) Trong bệnh viện, nhà khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà văn hóa, cửa hàng khi có những gian bố trí nồi hơi và chất đốt dễ cháy thì sàn và trần Của những gian này phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất 90 phút cho nhà và bậc chịu lửa II và III, còn đối với nhà có bậc chịu lửa IV và V thì giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;
5) Trong các công trình có bậc chịu lửa IV và V nếu có tầng hầm và tầng chân tường thì sàn ở trên các tầng đó phải làm bằng vật liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;
6) Trong hội trường, gian khán giả, phòng họp, nếu có tầng hầm, mái thì sàn của tầng hàm mái phải làm bằng vật liệu khó cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút.
5.15. Khung của trần treo phải làm bằng vật liệu không cháy. Tấm lót, trần treo cho phép sử dụng vật liệu dễ cháy trừ các tấm trần ở hành lang chung, cầu thang, buồng thang, tiền sảnh, phòng nghỉ, phòng đợi của các ngôi nhà có bậc chịu lửa I đến IV.
Trong khoảng trống giữa trần treo và mái, không được đặt máng, đường ống dẫn khí, hỗn hợp bụi, chất lỏng và vật liệu dễ cháy.
5.16. Các cấu trúc tạo nên độ dốc sàn trong các phòng phải phù hợp với giới hạn chịu lửa của các tấm, mặt lát và các cấu kiện chịu lửa của sàn quy định ở bảng 2.
5.17. Trong các phòng sản xuất có sử dụng hoặc bảo quản các chất lỏng dễ cháy, sàn phải làm bằng vật liệu không cháy.
Trong các ngôi nhà thuộc tất cả các bậc chịu lửa, trừ bậc chịu lửa V, không cho phép thực hiện công tác hoàn thiện ốp lát tường và cửa hành lang chính, buồng thang, tiền sảnh, phòng đợi, phòng khách bằng vật liệu dễ cháy. Không cho phép lắp đặt sàn ở tiền sảnh buồng thang, phòng đệm buồng thang bằng vật liệu dễ cháy. Trong các nhà có bậc chịu lửa I đến III không cho phép sử dụng vật liệu dễ cháy và khó cháy để hoàn thiện mặt tường ngoài.
Cửa của các tủ tường để đặt họng chữa cháy cho phép làm bằng vật liệu dễ cháy.
5.18. Trong khu vực công nghiệp, các công trình thuộc bất kì hạng sản xuất nào khi đã bắt đầu sản xuất, đều không được sử dụng các loại nhà tạm bằng vật liệu dễ cháy.
Như vậy, TCVN 2622:1995 quy định về giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu ứng với bậc chịu lửa của nhà và công trình như bên trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?