Giúp đỡ cho hành vi livestream xúc phạm người khác: Mức xử phạt có thể phải đối diện như thế nào?
Hành vi livestream xúc phạm người khác có được xem là thực hiện quyền tự do dân chủ của công dân?
Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp 2013 như sau:
"Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Một nhà nước đặt nhân dân lên hàng đầu, bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân đồng thời xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định.
Theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Hiến pháp 2013 thì công dân có các quyền tự do dân chủ như: quyền như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là việc thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình phải không được xâm phạm đến quyền, lợi ích của người, tổ chức khác hay Nhà nước. Do đó, hành vi livestream xúc phạm người khác không thể xem là thực hiện quyền tự do dân chủ của công dân.
Giúp đỡ cho hành vi livestream xúc phạm người khác: Mức xử phạt có thể phải đối diện như thế nào?
Livestream xúc phạm người khác có thể bị xử phạt như thế nào?
Hành vi livestream xúc phạm người khác được xem hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích cá nhân khác theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nghiêm trọng hơn, nếu hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì có thể bị xử phạt nặng nhất đến 07 năm tù, cụ thể như sau:
"Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."
Giúp đỡ cho hành vi livestream xúc phạm người khác có thể bị xử phạt như thế nào?
Hành vi giúp đỡ cho hành vi livestream xúc phạm người khác có thể được xem là đồng phạm theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
"Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
Theo đó, nếu hành vi giúp đỡ cho việc livestream xúc phạm người khác có sự bàn bạc, thống nhất giữa người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm với những người giúp sức nhằm dùng lời lẽ khiếm nhã, xâm phạm đời tư của người khác thì có thể cấu thành tội lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích cá nhân khác tương tự hành vi livestream xúc phạm người khác với vai trò là đồng phạm. Hình phạt có thể là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nghiêm trọng hơn, nếu hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì có thể bị xử phạt nặng nhất đến 07 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?