Hà Nội: Hướng dẫn tập huấn cán bộ y tế để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4?
- Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2?
- Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 như thế nào?
- Công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và công tác điều tra đối tượng quy định như thế nào?
- Tổ chức buổi tiêm chủng và giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng như thế nào?
- Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng như thế nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 từ đâu?
Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 về vấn đề truyền thông như sau:
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội xây dựng Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2.
- Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để tuyên truyền cho người dân về lợi ích của vắc xin, lịch tiêm chủng, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm.
- Xây dựng phương án kịp thời xử lý với các tình huống khủng hoảng truyền thông liên quan đến tiêm chủng vắc xin COVID-19 (nếu có).
- Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng truyền thông tại các đường dây nóng (của Thành phố, của Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn) và tổng đài trả lời tự động để tư vấn, hướng dẫn tiêm chủng cho Nhân dân.
Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định về việc tập huấn như sau:
- Tập huấn về mục đích, nội dung, cách thức tổ chức tiêm chủng, giám sát tiêm chiến dịch vắc xin COVID -19 mũi nhắc lại lần 2 cho 100% cán bộ tham gia công tác chỉ đạo, giám sát.
- Tập huấn về xây dựng Kế hoạch chi tiết, điều tra lập danh sách đối tượng, tiếp nhận, bảo quản, hướng dẫn sử dụng vắc xin, tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, phòng và xử trí phản vệ, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng, thống kê báo cáo.
Công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và công tác điều tra đối tượng quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4, tiểu mục 5 Mục III Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định như sau:
- Công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng
+ Luôn đảm bảo đủ trang thiết bị vận chuyển, bảo quản vắc xin, vật tư tiêm chủng.
+ Việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng phải tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế.
- Công tác điều tra đối tượng
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm công tác rà soát đối tượng và lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng trên địa bàn.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra đối tượng cần tiêm chủng, tổng hợp đối tượng cần tiêm, nhập thông tin đối tượng và mũi tiêm lên phần
mềm tiêm chủng COVID-19.
TP Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4: Tập huấn cho cán bộ y tế tiêm vắc xin?
Tổ chức buổi tiêm chủng và giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6, tiểu mục 7 Mục III Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định như sau:
- Tổ chức buổi tiêm chủng
+ Căn cứ đối tượng cần tiêm, tổ chức các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm chủng lưu động tại xí nghiệp, công ty tại các khu công nghiệp, bệnh viện, cơ quan... hoặc huy động các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, phòng khám trong và ngoài công lập, các bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ nhân viên có chứng nhận an toàn tiêm chủng tăng cường tại các điểm tiêm..
+ Triển khai các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, chất lượng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tiêm chủng đúng đối tượng được lựa chọn, đảm bảo chất lượng và an toàn theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.
+ Tổ chức các đội cấp cứu kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
- Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng
Giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra sự cố tại biên nặng sau tiêm chủng thực hiện điều tra, báo cáo, xử lý trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế và Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 8 Mục III Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định việc quản lý bơm kim tiêm sau tiêm như nào: Thực hiện hủy lọ vắc xin sau khi sử dụng và bơm kim tiêm theo quy định tại văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, công văn số 5679/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp tục quản lý xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19 và theo Thông tư số 20/2001/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Nguồn kinh phí thực hiện triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 từ đâu?
Căn cứ Mục V Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 quy định về nguồn kinh phí như sau:
- Nguồn ngân sách Thành phố đảm bảo kinh phí cho công tác vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến Trung ương về Thành phố và từ Thành phố về các quận, huyện, thị xã.
- Nguồn ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo các kinh phí khác để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn bao gồm: vật tư tiêu hao, trang thiết bị, vật tư phòng hộ; kinh phí tập huấn, truyền thông; kinh phí in ấn biểu mẫu, báo cáo; kinh phí thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải; kinh phí cho các lực lượng tham gia theo quy định; kinh phí khác phát sinh khi triển khai chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn (trường hợp ngân sách quận, huyện, thị xã không tự cân đối đảm bảo chi cho việc triển khai công tác tiêm chủng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định).
- Nguồn từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung nêu trên, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Y tế để tổng hợp).
Xem toàn bộ Kế hoạch: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?