Hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành, đã được phép phát hành vào lưu thông từ 15/02/2023 như thế nào?

Cho tôi hỏi: Hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành, đã được phép phát hành vào lưu thông từ 15/02/2023 như thế nào? - Thắc mắc của cô Nga (Cần Thơ)

Ngân hàng Nhà nước có phải cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền không? Việc phát hành tiền được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 như sau:

Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

Dựa vào quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước được xác định là cơ quan duy nhất phát hành tiền.

Theo đó, căn cứ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế và yêu cầu ổn định tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phát hành việc loại tiền mới, bao gồm các nội dung:

- Mệnh giá các loại tiền mới phát hành;

- Thời điểm và hình thức phát hành tiền mới.

Khi công bố phát hành loại tiền mới, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về:

- Chủ trương của Chính phủ về phát hành các loại tiền mới;

- Hình thức, thời gian phát hành các loại tiền mới;

- Mệnh giá, kích thước, trọng lượng và các đặc điểm khác của từng loại tiền mới.

Hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành, đã được phép phát hành vào lưu thông từ 15/02/2023 như thế nào?

Hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành, đã được phép phát hành vào lưu thông từ 15/02/2023 như thế nào?

Hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành, đã được phép phát hành vào lưu thông từ 15/02/2023 như thế nào?

Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việc hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành, đã được phép phát hành vào lưu thông từ 15/02/2023 được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 25/2022/TT-NHNN.

Cụ thể như sau:

(1) Tại Vụ Tài chính - Kế toán:

STT

Trường hợp

Nội dung hạch toán tiền mặt

1

- Đối với tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành đang để tại các kho tiền Trung ương: Bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho tiền đã công bố lưu hành và hạch toán.

Có TK 001002 - Tiền đã công bố lưu hành

(sổ theo dõi: Kho tiền và chất liệu tiền)

Đồng thời lập phiếu nhập kho tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành và hạch toán:

Nợ TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

Có TK 40100101 - Tiền cotton phát hành

Hoặc/và Có TK 40100102 - Tiền polymer phát hành

Hoặc/và Có TK 40100200 - Tiền kim loại phát hành

2

Đối với tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành đang để tại các kho tiền NHNN chi nhánh: Căn cứ báo Có của NHNN chi nhánh, sau khi đối chiếu và kiểm tra lại, số liệu khớp đúng với số liệu đang theo dõi tại Vụ Tài chính - Kế toán, bộ phận kế toán hạch toán.

Nợ TK 602004 - Thanh toán liên chi nhánh

Có TK 40100101 - Tiền cotton phát hành

Hoặc/và Có TK 40100102 - Tiền polymer phát hành

Hoặc/và Có TK 40100200 - Tiền kim loại phát hành


(2) Tại các NHNN chi nhánh:

STT

Trường hợp

Nội dung hạch toán tiền mặt

1

Đến thời điểm được phép phát hành, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho tiền đã công bố lưu hành và hạch toán

Có TK 001002 - Tiền đã công bố lưu hành

(sổ theo dõi: Chất liệu tiền)

Đồng thời lập phiếu nhập kho tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành và báo Có về Vụ Tài chính - Kế toán, hạch toán:

Nợ TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

Có TK 602004 - Thanh toán liên chi nhánh

2

Khi xuất Quỹ dự trữ phát hành, nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành để chuẩn bị đưa tiền mới ra lưu thông: Căn cứ lệnh xuất - nhập Quỹ dự trữ phát hành, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho Quỹ dự trữ phát hành, đồng thời lập phiếu thu để thu tiền vào Quỹ nghiệp vụ phát hành, hạch toán, vào nhật ký quỹ tiền mặt

Nợ TK 10100201 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

Có TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

Công tác kế toán các loại tiền dựa trên những nguyên tắc gì?

Nguyên tắc trong công tác kế toán các loại tiền được xác định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:

Quy ước giá trị khi hạch toán nhập, xuất các loại tiền:

(1) Đối với các loại tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành:

Giá trị hạch toán khi nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành là giá trị nhập, xuất tiền (mệnh giá x số lượng);

(2) Đối với tiền mẫu:

- Các loại tiền mẫu tiền chưa công bố lưu hành: được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ hoặc mỗi miếng tiền kim loại là 01 đồng;

- Khi tiền mẫu tiền đã công bố lưu hành thì phải hạch toán theo mệnh giá;

(3) Đối với tiền lưu niệm: giá trị hạch toán là giá quy ước mỗi tờ tiền/hoặc miếng tiền kim loại là 01 đồng;

(4) Đối với tiền nghi giả, tiền giả:

- Tiền nghi giả: được hạch toán theo mệnh giá mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại;

- Tiền giả: được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại là 01 đồng;

(5) Đối với tiền biến dạng, hư hỏng nghi do hành vi hủy hoại (sau đây viết tắt là tiền nghi bị phá hoại), tiền biến dạng, hư hỏng do hành vi hủy hoại (sau đây viết tắt là tiền bị phá hoại):

- Tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý: Khi NHNN tạm thu giữ hiện vật, chưa có kết luận của cơ quan công an, hạch toán theo mệnh giá của mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại;

- Tiền bị phá hoại (khi có kết luận giám định của cơ quan công an), xử lý:

+ Nếu tiền bị phá hoại xác định được mệnh giá: NHNN thu và hạch toán trên các tài khoản nội bảng theo giá trị nhập, xuất tiền (mệnh giá x số lượng);

+ Nếu tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá: NHNN thu và hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng theo giá quy ước mỗi tờ/miếng là 01 đồng;

(6) Đối với tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc phát hiện qua kiểm đếm: hạch toán theo mệnh giá mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại.

Thông tư 25/2022/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Hạch toán tiền mặt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hạch toán tiền mặt trong phát hành và thu hồi đối với tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông như thế nào?
Pháp luật
Hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành, đã được phép phát hành vào lưu thông từ 15/02/2023 như thế nào?
Pháp luật
Hạch toán tiền mẫu, tiền lưu niệm theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào từ ngày 15/02/2023?
Pháp luật
Từ năm 2023, hạch toán tiền nghi bị phá hoại và tiền bị phá hoại được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quy định hạch toán tiền mặt mới in, đúc nhưng chưa công bố lưu hành từ ngày 15/02/2023 như thế nào?
Pháp luật
Quy định mới nhất về hạch toán tiền mặt mới in, đúc đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hạch toán tiền mặt
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,416 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hạch toán tiền mặt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạch toán tiền mặt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào