Hàng hóa có xuất xứ thuần túy được cấp giấy chứng nhận như thế nào? Các loại hàng hóa nào sẽ không được cấp chứng nhận hàng hóa?

Tôi muốn hỏi về chứng nhận hàng hóa. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì và được cấp như thế nào? Các loại hàng hóa nào sẽ được cấp chứng nhận hàng hóa? Mong nhận được tư vấn. Xin cảm ơn rất nhiều!

Hàng hóa nào được xem là có xuất xứ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa có xuất xứ được quy định như sau:

"Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này."

Như vậy, các loại hàng hóa được quy định như trên được xem là hàng hóa có xuất xứ.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy và được cấp như thế nào? Các loại hàng hóa nào sẽ được cấp chứng nhận hàng hóa?

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy và được cấp như thế nào? Các loại hàng hóa nào sẽ được cấp chứng nhận hàng hóa?

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hàng hóa có xuất xứ thuần túy được quy định như sau:

"Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Hàng hóa quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại Khoản 2 Điều này.
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại Khoản 7 Điều này được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
9. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.
10. Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó."

Như vậy, hàng hóa có xuất xứ thuần túy được quy định cụ thể như trên.

Trường hợp nào sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 31/2018/NĐ-CP các trường hợp sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

"Điều 21. Từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng văn bản hoặc thông báo tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền và nêu rõ lý do từ chối trong những trường hợp sau:
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Hồ sơ, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không tuân thủ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có mâu thuẫn về nội dung.
4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được khai bằng tiếng Anh, khai bằng mực màu đỏ, viết tay, bị tẩy xóa, chữ hoặc các dữ liệu thông tin mờ không đọc được, in bằng nhiều màu mực khác nhau.
5. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc không đáp ứng quy tắc xuất xứ.
6. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có gian lận về xuất xứ từ lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong.
7. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan để chứng minh xuất xứ hàng hóa hoặc không hợp tác trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa."

Theo quy định trên pháp luật đã nêu rõ các quy định về từ chối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như trên.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Pháp luật
Tải Phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33? Phiếu theo dõi trừ lùi được dùng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhãn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có bắt buộc phải có tên của nhà sản xuất hay không? Ai có trách nhiệm xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
CO form EUR 1 trong EVFTA là gì? Mẫu CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA? Danh mục cơ quan, tổ chức cấp CO form EUR 1?
Pháp luật
Tổng hợp 04 mẫu liên quan đến cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mới nhất? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp CO form VJ của Việt Nam gồm những gì? Từ chối cấp CO form VJ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu CO form VJ là mẫu nào? Hướng dẫn kê khai CO form VJ chi tiết nhất? Thời hạn cấp CO là bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện cấp CO form E giáp lưng theo đề nghị của nhà xuất khẩu? Thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp CO form E giáp lưng?
Pháp luật
Thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có bị áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro hay không?
Pháp luật
Được sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập Phiếu theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
2,856 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào