Hành vi đòi nợ, đe dọa, khủng bố người thân của người khác bằng mọi hình thức có thể bị xử lý hình sự?
- Hành vi nhằm ép buộc người khác trả một khoản nợ khống có phải dấu hiệu cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”?
- Sử dụng mạng xã hội khủng bố nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bị phạt như thế nào?
- Gọi điện, nhắn tin khủng bố nhằm vu khống cá nhân, tổ chức có hành vi chiếm đoạt tài sản thì phạm tội gì?
- Phạt hành chính đối với hành vi đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội?
Hành vi nhằm ép buộc người khác trả một khoản nợ khống có phải dấu hiệu cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”?
Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 về tội "Cưỡng đoạt tài sản" như sau:
- Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Hành vi này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Hành vi Cưỡng đoạt tài sản bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp phạm tội:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Hành vi Cưỡng đoạt tài sản bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp phạm tội:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội
- Hành vi cưỡng đoạt tài sản bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Tại Điều 15 Bộ Luật Hình sự 2015 về phạm tội chưa đạt
+ Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
+ Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Như vậy, hành vi gọi điện đe dọa ép buộc người khác trả một khoản nợ (không phải của mình) có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản với mức phạt lên đến 20 năm tù.
Hành vi đòi nợ, đe dọa, khủng bố người thân của người khác bằng mọi hình thức có thể bị xử lý hình sự?
Sử dụng mạng xã hội khủng bố nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bị phạt như thế nào?
Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
- Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị cấu thành tội làm nhục người khác.
- Mức xử phạt: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
- Tội làm nhục người khác trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm :
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
Như vậy, sử dụng mạng xã hội khủng bố nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị cấu thành tội làm nhục người khác, tùy theo mức độ nghiệm trọng sẽ bị xử phạt đến 05 năm tù giam.
Gọi điện, nhắn tin khủng bố nhằm vu khống cá nhân, tổ chức có hành vi chiếm đoạt tài sản thì phạm tội gì?
Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
- Hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống.
- Mức phạt đối với hành vi vu khống người khác: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với hành vi gọi điện, nhắn tin hoặc khủng bố nhằm chỉ trích người khác chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu về tội vu khống.
Phạt hành chính đối với hành vi đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội?
Trong trường hợp có các hành vi tương tự như trên nhưng chưa đến mức xử lý trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử như sau:
"Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;
b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
i) Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;
k) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
n) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật."
Như vậy, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?