Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại là gì? Các cơ quan có trách nhiệm gì trong việc thi hành án của Thừa phát lại?
Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại như thế nào?
Căn cứ tại Điều 58 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại như sau:
- Khi chấm dứt việc thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý hợp đồng dịch vụ về thi hành án. Trong quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh, nếu có tranh chấp thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận thì Văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và pháp luật dân sự về tài sản vắng chủ.
+ Đối với các vụ việc chưa thi hành xong, đương sự có quyền tiếp tục yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 53 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung sau đây:
+ Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong;
+ Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
+ Thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc đã chuyển hồ sơ và người yêu cầu thi hành án có quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo quy định tại Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện) hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở về việc chấm dứt việc thi hành án và việc đã chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án dân sự.
- Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự như sau:
+ Tiếp nhận hồ sơ thi hành án do Văn phòng Thừa phát lại chuyển.
+ Tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
+ Công nhận và sử dụng kết quả thi hành án trước đó do Thừa phát lại thực hiện khi vụ việc được tiếp tục thi hành nếu kết quả đó có được không do vi phạm pháp luật.
Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại là gì? Các cơ quan có trách nhiệm gì trong việc thi hành án của Thừa phát lại? (Hình từ Internet)
Thực hiện thanh toán tiền thi hành án của Thừa phát lại như thế nào?
Căn cứ tại Điều 59 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thực hiện thanh toán tiền thi hành án của Thừa phát lại như sau:
-Việc thanh toán tiền thi hành án của Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nhiều nghĩa vụ đang do cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại cùng tổ chức thi hành.
Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành án của Thừa phát lại là gì?
Căn cứ tại Điều 60 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành án của Thừa phát lại như sau:
- Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm sau đây:
+ Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại; chuyển giao quyết định thi hành án cho Văn phòng Thừa phát lại đã đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ việc thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại, hướng dẫn việc phối hợp trong thi hành án giữa các Chi cục Thi hành án dân sự với Văn phòng Thừa phát lại và giữa các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn.
+ Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm phối hợp với các Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án và thanh toán tiền thi hành án theo quy định.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
- Cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
+ Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ đó theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?