Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự theo Nghị định 142/2024 gồm những gì?
- Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự theo Nghị định 142/2024 gồm những gì?
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
- Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật thế nào?
Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự theo Nghị định 142/2024 gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự như sau:
- Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự gồm:
+ Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Cục thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là kho vật chứng và tài liệu, đồ vật cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
+ Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Chi cục thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là kho vật chứng và tài liệu, đồ vật cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện).
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự để tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự.
Trên đây là quy định về hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự.
Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự theo Nghị định 142/2024 gồm những gì? (Hình từ internet)
Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau:
- Chịu trách nhiệm quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự.
- Ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Bộ Tư pháp.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự; thành lập, giải thể, sáp nhập các kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu thiết kế, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, các hạng mục công trình phụ trợ; biểu mẫu; cơ sở dữ liệu quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; nội quy kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự.
- Chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên cơ quan thi hành án dân sự làm nhiệm vụ quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê công tác quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật như sau:
- Ra lệnh nhập, xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật. Nội dung lệnh phải ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, tài liệu, đồ vật; lý do, thời gian nhập, xuất, có chữ ký của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng hoặc cấp trưởng, cấp phó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và đóng dấu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; họ và tên, chức vụ của người giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Phối hợp cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật: nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật; khi có yêu cầu về niêm phong vật chứng, tài liệu, đồ vật bị bong, rách niêm phong và kịp thời xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật bị hư hỏng theo quy định.
- Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc, quyết định nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật sau khi thu thập được vật chứng, tài liệu, đồ vật phải có trách nhiệm vận chuyển, bàn giao kịp thời cho cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật từ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm:
+ Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thông báo bằng văn bản gửi cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để tiếp tục bảo quản theo quy định;
+ Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đơn vị đã đề nghị ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để tiếp nhận tài liệu, đồ vật đó và giải quyết theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đơn vị đã ra lệnh nhập tài liệu, đồ vật vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật nếu phải tiếp tục bảo quản hoặc phải ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đề tiếp nhận tài liệu, đồ vật đó và giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về người, chuyên môn nghiệp vụ để bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật thuộc chuyên ngành.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vật chứng của Viện kiểm sát có thẩm quyền thì cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm ra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, đồng thời vận chuyển, bàn giao vật chứng tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án có thẩm quyền xét xử. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng theo thẩm quyền.
- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc, khi ra quyết định liên quan trực tiếp đến vật chứng, tài liệu, đồ vật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để phối hợp, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Định kỳ 06 tháng, năm phối hợp với cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật rà soát, thống kê vật chứng, tài liệu, đồ vật hiện đang bảo quản tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 142/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?