Hiện nay, có bao nhiêu loại ký quỹ đối với chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật?
Quy định về ký quỹ ban đầu (Initial Margin - IM)?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 về Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam quy định về ký quỹ ban đầu cụ thể như sau:
- Ký quỹ ban đầu là giá trị ký quỹ tối thiểu mà thành viên bù trừ phải nộp cho VSD đối với các vị thế đứng tên thành viên bù trừ dự kiến mở trước khi thực hiện giao dịch, trừ các giao dịch đối ứng của cùng một tài khoản giao dịch. Dựa trên phương pháp do VSD hướng dẫn, thành viên bù trừ tự tính toán giá trị ký quỹ ban đầu cho các vị thế dự kiến mở để nộp cho VSD theo tỷ lệ ký quỹ ban đầu do VSD công bố theo quy định tại điểm đ khoản này. Phương pháp xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu và giá trị ký quỹ ban đầu theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Thành viên bù trừ được nộp ký quỹ ban đầu bằng tiền và/hoặc chứng khoán nhưng phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền trên tổng giá trị tài sản ký quỹ trên mỗi tài khoản của nhà đầu tư tại mọi thời điểm không thấp hơn tỷ lệ ký quỹ bằng tiền tối thiểu do VSD quy định và công bố trên trang thông tin điện tử của VSD, phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư 11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 của Bộ Tài chính, trừ trường hợp ký quỹ bằng trái phiếu để chuyển giao khi thực hiện HĐTL TPCP theo quy định tại điểm b khoản 2.2 Điều này.
- Trường hợp thành viên bù trừ nộp ký quỹ bằng chứng khoán, chứng khoán được VSD chấp thuận làm tài sản ký quỹ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
- VSD xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu cho HĐTL chỉ số và HĐTL TPCP dựa trên các yếu tố:
+ Biến động giá giao dịch của HĐTL hoặc chỉ số cơ sở (áp dụng đối với HĐTL chỉ số), hoặc giá trái phiếu Chính phủ/chỉ số trái phiếu Chính phủ (áp dụng đối với HĐTL TPCP) trong kỳ quan sát tối thiểu là 90 ngày giao dịch được đánh giá theo phương pháp định lượng rủi ro VaR;
+ Thời điểm đáo hạn của HĐTL.
- Định kỳ vào ngày 01, 10 và 20 hàng tháng, VSD xác định lại tỷ lệ ký quỹ ban đầu. Trường hợp các ngày nêu trên trùng với ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian xác định lại là ngày làm việc liền kề tiếp theo.
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu được công bố trên trang thông tin điện tử của VSD ít nhất 02 ngày làm việc trước khi áp dụng.
Trường hợp cần thiết, VSD có quyền đánh giá lại tỷ lệ ký quỹ ban đầu căn cứ vào biến động thực tế của thị trường và có hiệu lực kể từ làm việc liền kề sau ngày công bố.
Hiện nay, có bao nhiêu loại ký quỹ đối với chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật mới nhất?
Quy định về ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (Delivery Margin - DM)?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 về Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam quy định về ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ cụ thể như sau:
(2.1) Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP là giá trị ký quỹ mà thành viên bù trừ bên bán và thành viên bù trừ bên mua phải duy trì từ sau ngày giao dịch cuối cùng (ngày E+1) cho đến ngày thanh toán cuối cùng (E+3) để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thay cho khoản ký quỹ ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(2.2) Hình thức nộp ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP
- Nộp ký quỹ bằng tiền
Thành viên bù trừ nộp ký quỹ bằng tiền vào tài khoản tiền gửi ký quỹ thành viên của VSD tại NHTT. Giá trị ký quỹ được xác định dựa trên tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thực hiện HĐTL TPCP, số lượng hợp đồng đáo hạn, giá thanh toán cuối cùng và hệ số nhân của hợp đồng theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
Tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thực hiện HĐTL TPCP được công bố trên trang điện tử của VSD ít nhất 02 ngày làm việc trước khi áp dụng.
- Nộp ký quỹ bằng trái phiếu trong danh sách các trái phiếu có thể chuyển giao.
Thành viên bù trừ nộp trái phiếu ký quỹ vào TK CKKQ thành viên cho mỗi HĐTL TPCP theo nguyên tắc:
+ Chỉ nộp 01 mã trái phiếu trong danh sách các trái phiếu có thể chuyển giao;
+ Số lượng trái phiếu nộp ký quỹ bằng 100% số lượng trái phiếu chuyển giao.
Số trái phiếu này sẽ được VSD quản lý tách biệt với các chứng khoán ký quỹ khác.
- Thành viên bù trừ bên mua phải nộp ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP bằng tiền. Thành viên bù trừ bên bán được quyền nộp ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP bằng tiền hoặc bằng trái phiếu trong danh sách các trái phiếu có thể chuyển giao.
Quy định về ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM)?
Theo khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 về Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam quy định về ký quỹ biến đổi cụ thể là:
- Ký quỹ biến đổi được xác định trên cơ sở lãi lỗ vị thế trong phiên giao dịch của các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư như sau:
+ Đối với vị thế hiện có trên tài khoản: Là chênh lệch giữa giá giao dịch được cập nhật trong phiên giao dịch (ngoại trừ giá của giao dịch thỏa thuận) với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với vị thế đã có trên tài khoản từ cuối ngày giao dịch liền trước), hoặc với giá thanh toán mở vị thế (đối với vị thế vừa mở trong ngày);
+ Đối với vị thế đóng trong ngày: Là chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với vị thế đã có trên tài khoản từ cuối ngày giao dịch liền trước), hoặc với giá thanh toán mở vị thế (đối với vị thế vừa mở trong ngày).
- Giá trị ký quỹ biến đổi chỉ được tính vào giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu trong trường hợp lãi lỗ vị thế của danh mục đầu tư trên tài khoản của nhà đầu tư ở trạng thái lỗ.
Quy định về ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR)?
Ký quỹ duy trì yêu cầu đươc quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 về Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam:
- Ký quỹ duy trì yêu cầu là tổng giá trị ký quỹ mà thành viên bù trừ có nghĩa vụ phải nộp để duy trì các vị thế đứng tên thành viên bù trừ được tính toán trong phiên giao dịch cho danh mục vị thế trên từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và tài khoản của chính thành viên bù trừ gồm các giá trị ký quỹ thành phần sau:
+ Ký quỹ ban đầu.
+ Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP theo cách xác định nêu tại điểm a khoản 2.2 Điều này (chỉ áp dụng đối với HĐTL chưa được nộp trái phiếu chuyển giao để thực hiện nghĩa vụ thanh toán).
+ Ký quỹ biến đổi.
- Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư chỉ được mở thêm vị thế khi tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ của tài khoản dưới ngưỡng cảnh báo mức độ 3. Nếu tỷ lệ này rơi vào ngưỡng cảnh báo mức độ 3, tài khoản giao dịch của nhà đầu tư sẽ bị đình chỉ giao dịch và thành viên bù trừ phải thực hiện giảm vị thế thông qua việc mở mới vị thế đối ứng để đóng vị thế hiện có hoặc nộp bổ sung tài sản ký quỹ cho VSD. Quy định về ngưỡng cảnh báo và việc xử lý trường hợp vi phạm ngưỡng cảnh báo thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 tới đây sẽ có 4 loại ký quỹ cụ thể là ký quỹ ban đầu; ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, ký quỹ biến đổi và ký quỹ duy trì yêu cầu. Các quy định cho từng loại ký quỹ này được chúng tôi quy định cụ thể trong bài viết này.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?