Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào năm 2008 được ký tại đâu?

Cho tôi hỏi: Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào năm 2008 được ký tại đâu? - Câu hỏi của bạn K.P.T (Cần Thơ).

Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào năm 2008 được ký tại đâu?

Với mong muốn bảo vệ các lợi ích cơ bản của nhân dân mỗi nước, củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị giữa ba nước, tạo lập một khu vực ngã ba biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài;

Trên cơ sở những nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau;

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã thống nhất ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước.

Hiệp ước này ký tại thủ đô Hà Nội, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26 tháng 8 năm 2008 thành ba bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Lào, cả ba văn bản đều có giá trị như nhau.

Ba Bên thống nhất làm thêm một văn bản Hiệp ước bằng tiếng Pháp để đối chiếu.

Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào năm 2008 được ký tại đâu?

Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào năm 2008 được ký tại đâu? (Hình từ Internet)

Nội dung Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào 2008 gồm những gì?

Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào 2008 gồm có 03 điều.

Cụ thể:

Điều 1.
1. Giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm tại điểm giao nhau giữa đường biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào và đường biên giới Campuchia – Lào, trên đỉnh núi có độ cao ghi trên bản đồ là 1086.
Điểm này cách điểm có độ cao 918 trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3,11 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 930 trong lãnh thổ Vương quốc Campuchia 2,30 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 905 trong lãnh thổ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 1,83 km về phía Bắc Tây Bắc (đo trên Bản đồ đính kèm Hiệp ước ngã ba đường biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào tỷ lệ 1/50.000).
2. Tọa độ địa lý giao điểm đường biên giới giữa ba nước là 14041’09,80’’ vĩ độ Bắc; 107033’23,79’’ kinh độ Đông; Tọa độ vuông góc là X = 1625161,02 m; Y = 775331,60 m; độ cao thực tế 1081 m (các số liệu trên đo tại thực địa).
3. Giao điểm đường biên giới giữa ba nước được biểu thị bằng một dấu chấm tròn màu đỏ là tâm của đường tròn có đường kính 3mm, thể hiện vị trí mốc trên Bản đồ tỷ lệ 1/50.000 được ba Bên ký kết xác nhận. Bản đồ này được đính kèm Hiệp ước và là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp ước.
Điều 2.
1. Ba bên ký kết thỏa thuận cắm một mốc bằng đá Granite tại giao điểm đường biên giới giữa ba nước (Bảng đăng ký mốc giới điểm ngã ba biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào và Biên bản cắm mốc ngã ba biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào đính kèm theo Hiệp nước này).
2. Ba Bên ký kết có nghĩa vụ bảo vệ và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để phòng tránh việc di dời, làm hư hại và phá hủy mốc. Không Bên nào được đơn phương thay đổi vị trí, quy cách mốc giới, kể cả việc cắm bất kỳ một mốc nào khác.
3. Bất cứ Bên nào phát hiện mốc bị dịch chuyển, bị hư hại hoặc bị phá hủy, phải thông báo kịp thời cho hai Bên ký kết kia. Ba Bên ký kết căn cứ vào vị trí chính xác của mốc tại Điều I và quy cách mốc giới quy định trong “Bản vẽ thiết kế mốc giới giao điểm đường biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào” kèm theo Hiệp ước này để tiến hành trùng tu, khôi phục nguyên trạng mốc giới và cùng nhau ký biên bản xác nhận.
Điều 3.
Hiệp ước này phải được các Bên ký kết phê chuẩn theo quy định của pháp luật nước mình và thông báo cho nhau qua đường ngoại giao. Hiệp ước sẽ có hiệu lực kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo cuối cùng.

Như vậy, nội dung Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào 2008 được xác định theo nội dung nêu trên.

Theo Luật Biên giới quốc gia, khu vực biên giới trên đất liền được quy định như thế nào?

Căn cứ Luật Biên giới Quốc gia 2003. Tại Điều 6 Luật Biên giới Quốc gia 2003 có quy định về khu vực biên giới như sau:

Điều 6
Khu vực biên giới bao gồm:
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định 140/2004/NĐ-CP có hướng dẫn: Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ biên giới quốc gia?
Pháp luật
Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Pháp luật
Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là nước nào? Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của VN có phải khai tờ khai hải quan không?
Pháp luật
Đỉnh Mẫu Sơn ở đâu? Đỉnh Mẫu Sơn ở tỉnh nào? Sản phẩm du lịch của Đỉnh Mẫu Sơn 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân đúng không? Cách thức tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân?
Pháp luật
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Mức phạt cao nhất cho người kích động chiến tranh xâm lược nhằm chống lại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế nào? Khu chợ biên giới gồm những kiểu chợ gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận kinh doanh tại khu chợ biên giới của cư dân biên giới Trung Quốc hiện nay thế nào?
Pháp luật
Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia gồm những nội dung nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia?
Pháp luật
Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên giới quốc gia
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,350 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên giới quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên giới quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào