Hộ đê là gì? Chủ lực hộ đê là ai? Ai là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ?
Để trả lời cho câu hỏi Hộ đê là gì? Chủ lực hộ đê là gì? xem nội dung dưới đây:
Hộ đê là gì?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Đê điều 2006 quy định như sau:
Hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.
Như vậy theo quy định trên thì hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.
Hộ đê là gì? Chủ lực hộ đê là gì? Ai là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ? (Hình từ internet)
Chủ lực hộ đê là ai? Ai là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Luật Đê điều 2006 quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức hộ đê
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
...
Theo đó, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
Quy định về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Đề điều 2006 được sửa đổi tại khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 nay bị thay thế bởi khoản 1 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê như sau:
- Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đề điều 2006 phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn.
- Thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê được quy định như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động;
+ Khi xảy ra sự cố có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, Trưởng ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Thủ trưởng cơ quan trung ương là thành viên Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có quyền ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của tổ chức, cá nhân để hộ đê và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
+ Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền trưng dụng đất. Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Sau khi xử lý sự cố, người ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng và thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết để bồi thường hoặc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được huy động.
- Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đề điều 2006 khi được huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê.
- Người bị thương, người bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia hộ đê được xét hưởng chế độ, chính sách như đối với lực lượng vũ trang tham gia hộ đê theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra viên Tòa án là gì? Tiêu chuẩn Thẩm tra viên Tòa án? Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án?
- Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 ngày nào, có những gì? Khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 mấy giờ?
- Mẫu báo cáo định kỳ về việc dán nhãn năng lượng xe cơ giới mới nhất và Phụ lục kèm theo? Tải về ở đâu?
- Phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải 2025 được thực hiện như thế nào?
- Biển số xe đưa ra đấu giá là biển số xe gì? Tiền đặt trước của loại biển số xe đưa ra đấu giá là bao nhiêu?