Hồ sơ cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra từ ngày 15/6/2024 bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra ra sao?
Hồ sơ cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra từ ngày 15/6/2024 bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định hồ sơ cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra bao gồm:
- Công văn đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra;
- Danh sách đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này;
- Quyết định hoặc bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên;
- 02 ảnh màu chân dung cá nhân mặc trang phục ngành Thanh tra cỡ 20 mm x 30 mm, ghi rõ họ tên, đơn vị phía sau ảnh;
- Thẻ thanh tra cũ đã cắt góc (đối với trường hợp cấp đổi Thẻ thanh tra).
Tải về Danh sách đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra tại đây:
>> Mẫu số 01: Tải về
>> Mẫu sổ 02: Tải về
Hồ sơ cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra từ ngày 15/6/2024 bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra ra sao? (Hình ảnh Internet)
Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra như sau:
- Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra gửi Chánh Thanh tra tỉnh. Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra thuộc Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra gửi Chánh Thanh tra Bộ Công an, Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng.
Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ có văn bản đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra gửi Chánh Thanh tra Bộ;
- Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt nam, Chánh Thanh tra Cơ yếu xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra.
- Đối với Thanh tra viên thuộc Thanh tra Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý có văn bản đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, trình Tổng Thanh tra Chính phủ cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra của Thanh tra viên thuộc Thanh tra Chính phủ;
- Căn cứ hồ sơ và văn bản đề nghị, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, ra quyết định cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra và chỉ đạo việc in, cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra.
Trường hợp nào để được cấp đổi Thẻ thanh tra?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định trường hợp cấp đổi Thẻ thanh tra như sau:
Cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra
...
2. Cấp đổi Thẻ thanh tra trong trường hợp sau:
a) Thanh tra viên được bổ nhiệm lên ngạch Thanh tra viên cao hơn;
b) Thẻ thanh tra đã hết thời hạn sử dụng;
c) Do thay đổi mã số thẻ, họ, tên, cơ quan công tác hoặc lý do khác dẫn đến phải thay đổi thông tin của người được cấp Thẻ thanh tra.
Như vậy, có 3 trường hợp được cấp đổi Thẻ thanh tra đó là Thanh tra viên được bổ nhiệm lên ngạch cao hơn; Thẻ thanh tra hết thời hạn sự dụng; thay đổi mã số thẻ, họ, tên, cơ quan công tác hoặc lý do khác phải thay đổi thông tin.
Chánh Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Thanh tra 2022 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Quyết định thanh tra vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ do Bộ trưởng giao;
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
6. Yêu cầu Tổng Cục trưởng, Cục trưởng chỉ đạo Thanh tra Tổng cục, Cục, yêu cầu Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó; trường hợp Thủ trưởng các cơ quan đó không thực hiện yêu cầu thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
7. Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 55 của Luật này; báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 55 của Luật này;
8. Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục không nhất trí với Tổng Cục trưởng, Cục trưởng; trường hợp Giám đốc sở, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng không đồng ý với việc xử lý thì Chánh Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
9. Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ theo thẩm quyền việc thi hành quyết định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ được phát hiện qua thanh tra;
10. Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra;
11. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra;
12. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Như vậy, trên đây là nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ trong lĩnh vực thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?