Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển gồm giấy tờ gì? Giải quyết đăng ký đối với tàu biển được thực hiện thế nào?
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển gồm giấy tờ gì?
Căn cứ vào Điều 42 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký đối với tàu biển
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm bằng tàu biển trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, thay đổi bên nhận bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh có căn cứ thay đổi trong trường hợp không có văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi để bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính).
3. Hồ sơ xóa đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03c tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm;
b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
c) Hợp đồng hoặc văn bản khác không thuộc điểm b khoản này đã có hiệu lực pháp luật chứng minh về việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
4. Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển (01 bản chính);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính).
Theo như quy định trên, khi có đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển thì bên đề nghị đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
- 01 bản chính phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm;
- 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hợp đồng bảo đảm.
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển gồm giấy tờ gì? Giải quyết đăng ký đối với tàu biển được thực hiện thế nào?
Thủ tục giải quyết đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 43 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với tàu biển
1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam ghi, cập nhật thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và nội dung được đăng ký, nội dung được thay đổi, nội dung được xóa, nội dung thuộc thông báo xử lý tài sản bảo đảm vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 05c, Mẫu số 06c, Mẫu số 07c hoặc Mẫu số 08c tại Phụ lục cho người yêu cầu đăng ký theo cách thức quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Nghị định này.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do rút bớt tài sản bảo đảm thì Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam ghi, cập nhật nội dung xóa đăng ký đối với tài sản được rút bớt vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Theo đó, nếu không có căn cứ từ chối hồ sơ đăng ký sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm thì Cơ quan Đăng ký tàu biển Việt Nam ghi, cập nhật thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm và nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Trường hợp nào đăng ký tàu biển thuộc thẩm quyền của Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam?
Tại Điều 41 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về những trường hợp đăng ký tàu biển thuộc thẩm quyền của Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:
- Thế chấp tàu biển.
- Bảo lưu quyền sở hữu tàu biển.
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển.
- Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp thế chấp, bảo lưu quyền sở hữu và thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển.
Nghị định 99/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?