Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp gồm những gì? Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp có mấy nội dung?
Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp gồm những gì?
Vừa qua, Tổng Cục thi hành án dân sự có Công văn 54/TCTHADS-TCCB năm 2023 triển khai kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp năm 2022.
Theo đó cá nhân đáp ứng các điều kiện dự thi tuyển theo Kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp ban hành kèm theo Quyết định 2606/QĐ-BTP thì chuẩn bị hồ sơ thi tuyển theo quy định tại tiểu mục 6 Mục 2 Kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp ban hành kèm theo Quyết định 2606/QĐ-BTP năm 2022, cụ thể:
- Đơn đề nghị tham dự thi tuyển của người dự thi
- Văn bản đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu.
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của Cơ quan quản lý công chức hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp trong quân đội
- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
- Quyết định tuyển dụng công chức và quyết định bổ nhiệm vào ngạch hiện tại của công chức dự thi.
- Bằng Cử nhân Luật trở lên (Bản sao có chứng thực)
- Văn bằng đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự (Bản sao có chứng thực)
- Xác nhận của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự về:
+ Thời gian làm công tác pháp luật
+ Kết quả đánh giá công chức trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất (2020, 2021,2022)
+ Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật nhưng chưa có kết luận, quyết định cuối cùng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đang trong thời gian thi hành kỷ luật; và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Trường hợp công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc công chức không thuộc các cơ quan thi hành án dân sự đăng ký thi tuyển phải có thêm văn bản đồng ý cho tham dự thi tuyển của cơ quan, đơn vị mà người đăng ký dự thi đang công tác.
Xem toàn bộ Công văn 54/TCTHADS-TCCB năm 2023: tại đây
Xem toàn bộ Kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp ban hành kèm theo Quyết định 2606/QĐ-BTP năm 2022: tại đây
Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp gồm những gì? Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp có mấy nội dung?
Đơn đăng ký tham dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp được quy định như thế nào?
Đơn đăng ký tham dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp được quy định tại mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2017/TT-BTP, cụ thể như sau:
Tải về mẫu đơn đăng ký tham dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp tại đây
Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp gồm những nội dung gì?
Người đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải tham gia các bài thi, bao gồm:
- Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự, thời gian 45 phút.
- Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự, thời gian 180 phút.
Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục 2 Kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp ban hành kèm theo Quyết định 2606/QĐ-BTP năm 2022 về nội dung kiến thức ôn thi Chấp hành viên sơ cấp như sau:
Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự:
Gồm những nội dung liên quan đến pháp luật Thi hành án dân sự, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đấu giá tài sản, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên.
Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự: Gồm những nội dung liên quan đến:
- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên theo từng ngạch, của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện (quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự từ năm 1993 đến nay); nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong công tác thi hành án dân sự.
- Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.
- Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự; việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thi hành án dân sự.
- Kỹ năng tổ chức thi hành án dân sự, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính.
- Những kết quả đạt được trong công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm và những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính, giải pháp khắc phục và đề xuất, kiến nghị.
Xem toàn bộ Kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp ban hành kèm theo Quyết định 2606/QĐ-BTP năm 2022: tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?