Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm mấy bước?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 7 Mục B Phần II Thủ tục hành ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-NHNN năm 2023 thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được hướng dẫn như sau:
Về thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
- Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Về số lượng hồ sơ: 01 bộ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm mấy bước?
Căn cứ tiểu mục 7 Mục B Phần II Thủ tục hành ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-NHNN năm 2023 thì trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm các bước sau;
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
- Bước 3: Căn cứ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục và kết quả kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Ngoài ra chủ thể thực hiện có thể chọn 1 trong những cách thức thực hiện như sau:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc
- Qua dịch vụ bưu chính.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như thế nào?
Hiện nay, Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 16/2012/TT-NHNN, cụ thể:
Tải Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại đây.
Lưu ý phần hồ sơ gửi kèm: Doanh nghiệp liệt kê các tài liệu gửi kèm và gửi kèm đầy đủ theo theo quy định.
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có những trách nhiệm như sau:
- Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
- Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
- Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Năm 2025, ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm không cài quai có bị xử phạt? Mức phạt theo Nghị định 168?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13947:2024 về nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate như nào?
- Xe ô tô đăng ký tạm thời mà chạy quá tuyến đường, thời hạn cho phép có thể bị phạt đến 12 triệu đồng?
- Mẫu giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá Mẫu TP-ĐGTS-01 theo Thông tư 19/2024/TT-BTP như thế nào?