Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để nhập khẩu được văn hóa phẩm là bộ phim từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định pháp luật?
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP quy định về khái niệm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh cụ thể như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm): Là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.
2. Văn hóa phẩm bao gồm:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác được ghi trên các chất liệu hoặc phương tiện kỹ thuật số ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh (không bao gồm bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách và xuất bản phẩm điện tử quy định tại Luật xuất bản);
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.”
2. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 8 như sau:
“b) Phim để phát hành, phổ biến theo quy định của pháp luật trong toàn quốc.
Nhập khẩu văn hóa phẩm
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để nhập khẩu văn hóa phẩm là bộ phim từ nước ngoài về Việt Nam
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 32/2012/NĐ-CP ( điểm b khoản này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP) quy định vè hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để nhập khẩu văn hóa phẩm là bộ phim từ nước ngoài về Việt Nam cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm (01 bộ):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng (mẫu đơn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước);
- Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt bằng tiếng Việt nội dung phim và văn bản cam kết chịu trách nhiệm về nội dung phim nhập khẩu không vi phạm quy định của pháp luật; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật
- Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (Điều này được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm cụ thể là:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp sau:
- Văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia;
- Phim điện ảnh, phim truyền hình để phổ biến, phát hành theo quy định của pháp luật trong toàn quốc hoặc trên địa bàn hai địa phương trở lên;
- Di vật, cổ vật để triển lãm hoặc trưng bày trong bảo tàng;
- Văn hóa phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu của các Bộ, ngành ở Trung ương, sau khi xin ý kiến bằng văn bản của Bộ, ngành có liên quan;
- Văn hóa phẩm để sử dụng hoặc các mục đích khác trong toàn quốc hoặc trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm cho cá nhân, tổ chức ở địa phương trong các trường hợp sau:
- Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
- Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
- Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;
- Di vật, cổ vật của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
- Văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp giấy phép.
3. Cơ quan cấp phép nhập khẩu phim thu hồi Giấy phép nhập khẩu phim khi phát hiện nội dung phim vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn xin giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm là bộ phim trên thì bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức; giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt bằng tiếng Việt nội dung phim và văn bản cam kết chịu trách nhiệm về nội dung phim nhập khẩu không vi phạm quy định của pháp luật; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật và nếu có thì cần phải bỏ vào hồ sơ bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng.
Trên đây là quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để nhập khẩu và một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về văn hóa phẩm. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?