Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm những gì?
- Quy trình thẩm định và công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được quy định như thế nào?
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm những gì?
Hiện nay, quy định về hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan được quy định tại Điều 18 Thông tư 72/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC) được thực hiện như sau:
Đối với doanh nghiệp có yêu cầu được áp dụng chế độ ưu tiên gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét công nhận. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 72/2015/TT-BTC: 01 bản chính;
+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
+ Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
+ Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
+ Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;
+ Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
- Đối với dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chủ đầu tư có hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên và cam kết triển khai dự án đúng tiến độ theo mẫu 02b/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 72/2015/TT-BTC: 01 bản chính;
+ Giấy chứng nhận đầu tư, Giải trình kinh tế kỹ thuật: 01 bản chụp.
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Quy trình thẩm định và công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào?
Về việc kiểm tra, căn cứ Điều 19 Thông tư 72/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC) quy định về việc thẩm định điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên bao gồm thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế, cụ thể như sau:
- Thẩm định hồ sơ:
+ Tổng cục Hải quan kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hồ sơ của doanh nghiệp và dự án đầu tư trọng điểm nộp; đối chiếu thông tin doanh nghiệp cung cấp, thông tin thu thập về doanh nghiệp từ cơ quan thuế và cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để doanh nghiệp nộp bổ sung.
+ Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do không đáp ứng.
+ Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp đáp ứng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định, Tổng cục hải quan thẩm định thực tế tại doanh nghiệp.
- Thẩm định thực tế tại doanh nghiệp:
+ Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện thẩm định thực tế tại doanh nghiệp. Nội dung thẩm định thực tế gồm:
++ Đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế với thông tin khai báo của doanh nghiệp.
++ Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật nếu trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp chưa được thanh tra hoặc kiểm tra sau thông quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.
+ Thời gian thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, dự án tối đa 05 (năm) ngày làm việc. Trường hợp phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan thì thời gian thực hiện theo pháp luật về kiểm tra sau thông quan”.
Về việc công nhận, căn cứ Điều 20 Thông tư 72/2015/TT-BTC quy định về việc quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên như sau:
- Căn cứ báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, dữ liệu ngành hải quan, các thông tin thu thập khác và kết quả xác minh thông tin bổ sung (nếu có), trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan trả lời doanh nghiệp nêu rõ lý do không đáp ứng.
- Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Mẫu văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được quy định như thế nào?
Hiện nay, mẫu văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên được quy định tại mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BTC như sau:
Xem toàn bộ Mẫu văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?