Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau sinh bao gồm những gì?
Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con năm 2023 bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT và điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2012/TT-BYT.
Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con bao gồm:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Giấy ra viện;
+ Sổ khám bệnh;
+ Phiếu khám bệnh;
+ Phiếu kết quả cận lâm sàng;
+ Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
+ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây:
+ Chứng minh nhân dân;
+ Căn cước công dân;
+ Hộ chiếu còn hiệu lực;
+ Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Như vậy, khi thực hiện hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh con, người lao động cần chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên.
Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau sinh bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện giám định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con ra sao?
Căn cứ theo nội dung Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018, trình tự khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau sinh được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người người lao động gửi 01 bộ hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thông qua 02 hình thức:
+ Nộp trực tiếp;
+ Nộp qua đường bưu điện;
- Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng;
- Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
- Kết quả: Biên bản khám giám định hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do trong trường hợp không khám giám định.
Giấy đề nghị khám giám định bao gồm những gì? Cách ghi ra sao?
Giấy đề nghị khám giám định hiện nay được ban hành theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Giấy đề nghị khám giám định bao gồm các nội dung:
- Thông tin cá nhân người làm Giấy đề nghị (Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ, Số điện thoại liên hệ);
- Số sổ BHXH/Mã số BHXH;
- Nghề/công việc;
- Đề nghị giám định;
- Loại hình giám định;
- Nội dung giám định;
- Đang hưởng chế độ;
- Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã.
Cách viết Giấy đề nghị khám giám định được hướng dẫn như sau:
- Số sổ BHXH/Mã số BHXH
Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
- Nghề/công việc
+ Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
+ Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
- Đề nghị giám định
Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
- Loại hình giám định
Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản
- Nội dung giám định
Ghi rõ tên thương tật bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
- Đang hưởng chế độ
+ Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ tệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có).
+ Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
- Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã
Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
Như vậy, nội dung Giấy đề nghị khám giám định được viết theo hướng dẫn trên. Người viết giấy đề nghị cần ký và ghi rõ họ tên vào phần cuối cùng của Giấy đề nghị.
Thông tư 18/2022/BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?