Hồ sơ quản lý đường ngang trong phạm vi đường sắt quốc gia bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường ngang?
Hồ sơ quản lý đường ngang trong phạm vi đường sắt quốc gia bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 29 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định hồ sơ quản lý đường ngang bao gồm:
- Hồ sơ quản lý đối với từng đường ngang:
+ Hồ sơ hoàn công công trình đường ngang và các công trình khác đã được cấp phép xây dựng trong khu vực đường ngang theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp hồ sơ hoàn công bị thất lạc hoặc thiếu, các chủ thể quy định tại Điều 59, Điều 60, Điều 61 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý hiện trạng công trình đường ngang.
+ Giấy phép xây dựng đường ngang, quyết định đưa công trình đường ngang vào khai thác, sử dụng.
+ Biểu thống kê trạng thái kỹ thuật và lý lịch đường ngang.
+ Hồ sơ hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, có thể hiện các công trình kiến trúc, vật che khuất tầm nhìn trong phạm vi này; hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).
+ Sổ nhật ký theo dõi hoạt động của đường ngang đối với: Công trình đường ngang, thiết bị đường ngang và hệ thống báo hiệu đường ngang; Sổ kiểm tra định kỳ, đột xuất trạng thái đường ngang của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng công trình đường ngang;
+ Hồ sơ kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với đường ngang có người gác còn lại, hồ sơ quản lý đường ngang gồm có các sổ sách, bảng biểu sau: bảng giờ tàu, bảng phân công gác đường ngang, sơ đồ phòng vệ khi có chướng ngại trên đường ngang, những thao tác cụ thể của nhân viên gác đường ngang, bảng tóm tắt các điều kỷ luật của nhân viên gác đường ngang, sổ nhật ký gác đường ngang, sổ giao ban tuần đường; sổ kiểm tra ghi mệnh lệnh.
- Biểu tổng hợp thống kê các đường ngang cho từng tuyến đường sắt theo địa giới hành chính quản lý cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT và được công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ quản lý, sử dụng đường ngang.
Hồ sơ quản lý đường ngang trong phạm vi đường sắt quốc gia bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường ngang? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý đường ngang bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 30 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định nội dung quản lý đường ngang bao gồm:
- Lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ quản lý đường ngang theo quy định tại Điều 29 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT; cập nhật hồ sơ đường ngang vào hệ thống cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin quản lý, theo dõi.
- Kiểm tra, duy trì trạng thái hoạt động công trình đường ngang bảo đảm an toàn giao thông theo hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức và trực tiếp thực hiện phòng vệ đường ngang theo quy định của Thông tư này.
- Quản lý, bảo vệ tài sản công trình đường ngang, hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật.
- Đối với các đường ngang bị thất lạc giấy phép xây dựng, quyết định đưa công trình đường ngang vào khai thác, sử dụng:
+ Trường hợp đường ngang trên đường sắt quốc gia: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia lập hồ sơ hiện trạng đường ngang báo cáo Bộ Giao thông vận tải cho phép tiếp tục khai thác.
+ Trường hợp đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ: Tổ chức quản lý sử dụng, khai thác đường ngang lập hồ sơ hiện trạng đường ngang báo cáo Bộ Giao thông vận tải cho phép tiếp tục khai thác.
+ Trường hợp đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị: Tổ chức quản lý sử dụng, khai thác đường ngang lập hồ sơ hiện trạng đường ngang báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục khai thác.
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường ngang trên đường sắt quốc gia?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Cục Đường sắt Việt Nam
1. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong việc quản lý đường ngang trên đường sắt quốc gia và xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt quốc gia.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, bảo trì, phòng vệ đường ngang của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
3. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Như vậy theo quy định trên trách nhiệm quản lý đường ngang trên đường sắt quốc gia thuộc về Cục Đường sắt Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?