Hồ sơ thanh tra bao gồm những gì? Hồ sơ thanh tra sẽ bàn giao cho cơ quan nào sau khi hoàn thành?
Hồ sơ thanh tra bao gồm những gì?
Căn cứ theo nội dung Điều 49 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, hồ sơ thanh tra được phân chia thành 04 nhóm, bao gồm:
- Nhóm 1 về các văn bản chủ yếu, bao gồm:
+ Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, quyết định bổ sung, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
+ Kế hoạch tiến hành thanh tra;
+ Văn bản, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền là căn cứ ra Quyết định thanh tra;
+ Kết luận thanh tra; Báo cáo kết quả thanh tra của Thủ trưởng cơ quan ra Quyết định thanh tra với cấp trên (nếu có);
+ Các văn bản kết luận, chỉ đạo xử lý, quyết định xử lý của Người ra quyết định thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền;
+ Nhật ký Đoàn thanh tra.
- Nhóm 2 về các văn bản, tài liệu do Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ soạn thảo, ban hành trong quá trình thanh tra, bao gồm:
+ Báo cáo khảo sát, nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra trước khi tiến hành thanh tra (nếu có);
+ Văn bản, đề cương của Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra;
+ Các biên bản do Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập khi làm việc với đối tượng thanh tra và những người có liên quan đến nội dung thanh tra;
+ Các báo cáo về tiến độ, tình hình thực hiện nhiệm vụ thanh tra với Người ra quyết định thanh tra;
+ Các văn bản, quyết định xử lý trong quá trình thanh tra;
+ Các văn bản, báo cáo xác minh các nội dung thanh tra của Đoàn hoặc của các thành viên Đoàn thanh tra;
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra;
+ Biên bản các buổi họp, làm việc của Đoàn thanh tra về Báo cáo kết quả thanh tra;
+ Biên bản các cuộc họp, làm việc của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra với Đoàn thanh tra và thông báo ý kiến kết luận của người chủ trì họp, làm việc (nếu có);
+ Văn bản, tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp, giải trình về các nội dung của Kết luận thanh tra (nếu có);
+ Văn bản bảo lưu ý kiến của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
- Nhóm 3 về văn bản, tài liệu thu thập từ đối tượng thanh tra, là chứng cứ phục vụ Kết luận thanh tra, bao gồm:
+ Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra theo đề cương, yêu cầu của Đoàn thanh tra;
+ Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra cung cấp có liên quan đến nội dung thanh tra.
- Nhóm 4 về văn bản, tài liệu khác liên quan đến cuộc thanh tra, bao gồm:
+ Các loại đơn thư phản ánh, kiến nghị, tố cáo có liên quan đến các nội dung thanh tra;
+ Báo cáo kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có);
+ Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và các tài liệu, biên bản làm việc (nếu có);
+ Các dự thảo Kết luận thanh tra xin ý kiến; các văn bản gửi lấy ý kiến về dự thảo Kết luận thanh tra; văn bản trưng cầu giám định (nếu có);
+ Các văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào dự thảo Kết luận thanh tra; văn bản giám định (nếu có);
+ Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
Hồ sơ thanh tra bao gồm những gì? Hồ sơ thanh tra sẽ bàn giao cho cơ quan nào sau khi hoàn thành? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thanh tra sẽ bàn giao cho cơ quan nào?
Điều 57 Luật Thanh tra 2022 có quy định về hồ sơ thanh tra như sau:
Hồ sơ thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.
2. Việc mở hồ sơ thanh tra bắt đầu từ ngày người có thẩm quyền ký ban hành quyết định thanh tra và kết thúc hồ sơ vào ngày người có thẩm quyền ban hành văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra.
3. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm hoàn thành việc lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra.
Theo đó, hồ sơ thanh tra sau khi được Trưởng đoàn thanh tra hoàn thành lập sẽ được bàn giao cho cơ quan thanh tra. Trong quá trình đó, người ra quyết định thanh tra sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra Đoàn thanh tra.
Ngoài ra, căn cứ vào khoản 1 Điều 60 Luật Thanh tra 2022, sau khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra sẽ tự giải thể.
Cơ quan thanh tra thực hiện những chức năng gì?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 5 Luật Thanh tra 2022, cơ quan thanh tra sẽ có những chức năng sau:
- Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?