Hồ sơ, trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào? Điều kiện đăng kiểm cơ sở tàu cá là gì?
Hồ sơ, trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào?
Hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá gồm có:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
+ Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
+ Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng mới.
Lưu ý: Trừ đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP không dịch ra tiếng việt còn những hồ sơ khác phải dịch ra tiếng Việt.
Trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá:
- Căn cứ tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá như sau:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
+ Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản xem xét cấp phép cho tổ chức, cá nhân; trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Bước 3: Giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
Hồ sơ, trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào? Điều kiện đăng kiểm cơ sở tàu cá là gì? (Hình từ internet)
Điều kiện hoạt động đăng kiểm tàu cá là gì?
Căn cứ tại Điều 68 Luật Thủy sản 2017 được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng kiểm cơ sở tàu cá như sau:
- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
+ Có đội ngũ đăng kiểm viên đáp ứng yêu cầu;
+ Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:
+ Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;
+ Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
+ Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét
Quyền và nghĩa vụ đăng kiểm của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ đăng kiểm đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá:
- Căn cứ tại khoản 1 Điều 70 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ đăng kiểm đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá như sau:
+ Thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu chủ tàu cá hoặc cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để đăng kiểm viên giám sát, kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
+ Nhận chi phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện giám sát kỹ thuật đối với tàu cá đóng mới, cải hoán theo quy định;
+ Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
+ Chấp hành hướng dẫn và chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đăng kiểm tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quyền và nghĩa vụ đăng kiểm đối với đăng kiểm viên tàu cá:
- Căn cứ tại khoản 2 Điều 70 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ đăng kiểm đối với đăng kiểm viên tàu cá như sau:
+ Ký và sử dụng con dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá theo quy định;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu kiểm tra kỹ thuật khi chưa đủ điều kiện đăng kiểm theo quy định;
+ Bảo lưu ý kiến khác với quyết định của người đứng đầu tổ chức đăng kiểm về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá;
+ Thực hiện đăng kiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật, phân cấp tàu cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?