Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ năm 2022?
- Trình tự, cách thức thực hiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Các thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ và thời hạn giải quyết thực hiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Cơ quan chủ trì, đối tượng, kết quả, lệ phí, tên mẫu đơn, điều kiện thực hiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Trình tự, cách thức thực hiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ Mục 1 Phần A Phụ lục II ban hành kèm Quyết định 1330/QĐ-BKHĐT năm 2022 về thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập như sau:
Thứ nhất: trình tự thực hiện
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
- Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính và các cơ quan, tổ chức liên quan (trong trường hợp cần thiết).
Khi nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
- Khi nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập doanh nghiệp.
Thứ hai: Cách thức thực hiện
- Thông qua hệ thống tiếp nhận văn bản điện tử e-office.
- Qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục hành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ năm 2022? (Hình từ internet)
Các thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ và thời hạn giải quyết thực hiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ điểm c, điểm d, điểm đ Mục 1 Phần A Phụ lục II ban hành kèm Quyết định 1330/QĐ-BKHĐT năm 2022 thành phần hồ sơ thực hiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những tài liệu như sau:
Thứ nhất: Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp.
- Đề án thành lập doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
+ Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;
+ Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
+ Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng,
+ Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
+ Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;
+ Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;
+ Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;
+ Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
+ Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ do Nhà nước giao;
+ Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
+ Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
+ Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
+ Cơ cấu tổ chức quản lý;
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện thep pháp luật;
+ Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
+ Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
+ Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;
+ Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
+ Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
+ Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai, Số lượng hồ sơ:
- 07 bộ Hồ sơ gốc.
Thứ ba, Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trinh Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định. | Trường hợp có ý kiến khác nhau về nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
Cơ quan chủ trì, đối tượng, kết quả, lệ phí, tên mẫu đơn, điều kiện thực hiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ các điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l điểm m Phần A Phụ lục II ban hành kèm Quyết định 1330/QĐ-BKHĐT năm 2022 quy định như sau:
Thứ nhất, Cơ quan thực hiện chủ trì thẩm định:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thứ hai, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Thứ ba, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập/không thành lập doanh nghiệp
Thứ tư, lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí):
- Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): Không có a
Thứ năm, tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
Thứ sáu, yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
- Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Đảm bảo đủ vốn điều lệ theo quy định:
+ Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
+ Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện nêu trên, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
+ Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định nêu trên (100 tỷ đồng) nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
- Có hồ sơ hợp lệ theo quy định.
- Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?