Hồ sơ tuyển dụng, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức sẽ không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?
- Hồ sơ tuyển dụng, hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sẽ không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo phải khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan đến tiêu chuẩn và xếp lương đối với giáo viên?
- Các địa phương phải thực hiện thống nhất và đồng bộ các quy định về bổ nhiệm viên chức, quản lý viên chức?
Hồ sơ tuyển dụng, hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sẽ không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?
Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Kết luận 1037/KL-UBPL15 của Ủy ban Pháp luật đã đề cập đến những đề xuất, ý kiến mà Bộ Nội vụ cần tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc có văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện thống nhất những nội dung sau đây:
- Tiêu chuẩn trình độ quản lý: thực hiện đúng Nghị định 101/2017/NĐ CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP), theo đó không yêu cầu viên chức trước khi được bổ nhiệm chức vụ quản lý phải có chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cấp phòng, cấp sở, cấp vụ và tương đương.
- Về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành: trong khi các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa sửa đổi quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (vẫn quy định mỗi hạng phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp của hạng tương ứng), đề nghị áp dụng theo quy định của Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, theo đó mỗi tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ có 01 chứng chỉ bồi dưỡng. Trường hợp viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo các hạng được cấp trước đây thì được tiếp tục sử dụng để thi, xét thăng hạng viên chức; trường hợp viên chức có chứng chỉ hành nghề thì được thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
- Về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: hồ sơ tuyển dụng, hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo đúng quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Trình độ ngoại ngữ, tin học được xác định theo yêu cầu của vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp tương ứng.
Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo về việc hồ sơ tuyển dụng, hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sẽ không còn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Ngoài ra, trong công tác thi, xét nâng hạng viên chức thì nếu viên chức không có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thì có thể thay thế bằng chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ tuyển dụng, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức sẽ không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?
Bộ Giáo dục và Đào tạo phải khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan đến tiêu chuẩn và xếp lương đối với giáo viên?
Căn cứ vào tiểu mục 2.2 Mục 2 Kết luận 1037/KL-UBPL15 của Ủy ban Pháp luật đã có những đề xuất, ý kiện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương nghiên cứu, ban hành văn bản sửa đổi các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT và 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông để khắc phục những bất cập, hạn chế qua quá trình triển khai thực hiện thời gian qua; đồng thời, nghiên cứu tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia, đặc biệt là ý kiến của các cơ sở giáo dục và giáo viên để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tạo được sự đồng thuận khi triển khai thực hiện.
Như vậy, Ủy ban Pháp luật đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương nghiên cứu và ban hành các văn bản sửa đổi những vấn đề như mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Các địa phương phải thực hiện thống nhất và đồng bộ các quy định về bổ nhiệm viên chức, quản lý viên chức?
Căn cứ vào tiểu mục 2.4 Mục 2 Kết luận 1037/KL-UBPL15 của Ủy ban Pháp luật đã có những đề xuất, ý kiến đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, quy định việc phân cấp, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý viên chức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tăng cường công tác truyền thông, tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức có liên quan về quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, các địa phương cần phải thực hiện thống nhất và đồng bộ các quy định về bổ nhiệm viên chức quản lý, quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?