Hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần năm 2024 gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần gồm những nội dung gì?
- Căn cứ để cấp giấy chứng nhận bệnh tật đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần là gì?
- Việc lập hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần được quy định ra sao?
Hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 202/2013/TT-BQP được sửa đổi bởi 1 Điều 3 Thông tư 13/2024/TT-BQP quy định hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần, gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng (Mẫu BB2/2024) hoặc đơn đề nghị của đại diện thân nhân đối tượng (Mẫu BB3/2024) quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BQP;
- Giấy chứng nhận bị bệnh (Mẫu số 36 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP);
- Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị bệnh;
- Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc bản chính giấy xác nhận về thời gian phục vụ trong Quân đội của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh (Mẫu BB1/2024 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BQP);
- Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Thông tư 202/2013/TT-BQP;
- Phiếu thẩm định của Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (Mẫu số 91 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP);
- Biên bản giám định y khoa (Mẫu số 78 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
Hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần năm 2024 gồm những nội dung gì? (Hình minh hoạ từ Internet)
Căn cứ để cấp giấy chứng nhận bệnh tật đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 202/2013/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2024/TT-BQP có nội dung như sau:
Căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật
....
2. Đối với quân nhân đã phục viên xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, căn cứ vào các giấy tờ sau:
a) Một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ xác nhận của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi đối tượng cư trú;
b) Các giấy tờ được cấp trong thời gian tại ngũ có ghi mắc bệnh kèm bệnh án điều trị tâm thần do bệnh cũ tái phát của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội;
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ vào bệnh án điều trị của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội;
c) Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội;
d) Biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh (Mẫu BB1/2024)
Theo đó, căn cứ để cấp giấy chứng nhận bệnh tật đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần, gồm:
- Một trong các giấy tờ:
+ Phiếu chuyển thương, chuyển viện; bản sao có chứng thực lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá trình công tác;
+ Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá trình công tác;
+ Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Biên bản xảy ra sự việc do cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập;
+ Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ xác nhận của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi đối tượng cư trú.
- Các giấy tờ được cấp trong thời gian tại ngũ có ghi mắc bệnh kèm bệnh án điều trị tâm thần do bệnh cũ tái phát của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội;
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ vào bệnh án điều trị của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội;
- Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ.
Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội;
- Biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh (Mẫu BB1/2024 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BQP).
Việc lập hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần được quy định ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 202/2013/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2024/TT-BQP quy định về việc lập hồ sơ xác nhận bệnh binh đối với quân nhân xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần như sau:
- Đối tượng hoặc thân nhân đối tượng làm đơn đề nghị giải quyết chế độ kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 202/2013/TT-BQP, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
- Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định và giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa bệnh tâm thần Bộ Quốc phòng hoặc Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện 175/Bộ Quốc phòng;
- Hội đồng Giám định y khoa bệnh tâm thần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong, phải hoàn chỉnh biên bản giám định bệnh tật và chuyển trả cơ quan, đơn vị giới thiệu đến giám định;
- Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng cư trú thuộc địa bàn quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng cư trú thuộc địa bàn thành phố Hà Nội), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa (Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP), có trách nhiệm ra quyết định về việc cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi (Mẫu số 63 Phụ lục 1 Nghị định 131/2021/NĐ-CP); cấp giấy chứng nhận bệnh binh; chuyển quyết định kèm theo hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh
- Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; giấy chứng nhận bệnh binh, có trách nhiệm giao giấy chứng nhận bệnh binh cho đối tượng; bàn giao hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý và thực hiện chế độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?