Hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính cấp tỉnh theo Quyết định 1758 gồm những gì?
Hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính cấp tỉnh theo Quyết định 1758 gồm những gì?
Ngày 23/10/2024, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Quyết định 1758/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó, tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Phần II thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH ban hành kèm theo Quyết định 1758/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 có quy định hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính cấp tính bao gồm những giấy tờ như sau:
Đối với viên chức được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính: Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo Mẫu HS02-VC/BNV ban hành tại Thông tư 07/2019/TT-BNV.
Tải về Mẫu HS02-VC/BNV
Sơ yếu lý lịch được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng mục chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Đối với cơ quan, đơn vị cử viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính: Hồ sơ bao gồm:
- Danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Quyết định cử viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo đó, hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính bao gồm những giấy tờ như đã nêu trên.
Trên đây là hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính.
Hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính theo Quyết định 1758? (Hình từ internet)
Phí xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính cấp tỉnh là bao nhiêu?
Căn cứ tiểu mục 4.8 Mục 4 Phần II thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH ban hành kèm theo Quyết định 1758/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 có quy định như sau:
Phí, lệ phí xét thăng hạng viên chức từ Công tác xã hội viên lên Công tác xã hội viên chính cấp tỉnh được thực hiện theo Thông tư 92/2021/TT-BTC, cụ thể:
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I:
- Dưới 50 thí sinh: 1.400.000 đồng/thí sinh/lần.
- Từ 50 đến dưới 100 thí sinh: 1.300.000 đồng/thí sinh/lần.
- Từ 100 thí sinh trở lên: 1.200.000 đồng/thí sinh/lần.
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, hạng III, hạng IV:
- Dưới 100 thí sinh: 700.000 đồng/thí sinh/lần.
- Từ 100 đến dưới 500 thí sinh: 600.000 đồng/thí sinh/lần.
- Từ 500 trở lên: 500.000 đồng/thí sinh/lần.
Phúc khảo: 150.000 đồng/bài thi.
Công tác xã hội viên chính có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về nhiệm vụ của công tác xã hội viên chính bao gồm:
- Chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành;
- Tổ chức việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;
- Chủ trì đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng;
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;
- Chủ trì cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;
- Chủ trì theo dõi và rà soát lại các hoạt động can thiệp; điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết;
- Chủ trì việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
- Tổ chức hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;
- Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội;
- Tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, chương trình, đề án, phương án tổ chức phát triển dịch vụ công tác xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?