Hồ sơ xin việc gồm những gì? Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc để thu hút nhà tuyển dụng?
Hồ sơ xin việc gồm những gì?
Trước đây theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) của Chính phủ hướng dẫn luật lao động về việc làm có quy định:
“Điều 7. Thủ tục, trình tự tuyển lao động
…
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.”
Hiện nay chưa có văn bản nào thay thế quy định cụ thể về điều này, tuy nhiên hồ sơ xin việc đầy đủ sẽ bao gồm:
- Đơn xin việc:
+ Mẫu đơn xin việc có thể được viết tay hoặc đánh máy hoặc sử dụng mẫu đơn có sẵn trong hồ sơ xin việc hoặc tải các mẫu từ trên mạng. Đơn xin việc là thành phần bắt buộc khi chuẩn bị hồ sơ xin việc.
+ Đơn xin việc thể hiện mong muốn, khát khao làm việc cũng như thể hiện rằng bạn là ứng viên thích hợp nhất cho vị trí ứng tuyển.
+ Đơn xin việc nên được viết tay
- CV xin việc:
+ Là viết tắt của "Curriculum Vitae". CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt. Về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.
+ CV xin việc là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn. Thông thường, một vị trí sẽ có khá nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng không có đủ thời gian và nhân lực phỏng vấn từng người, vì thế, CV xin việc sẽ giúp họ loại ra những ứng viên chưa thích hợp.
> Xem: Cách làm CV xin việc
- Bằng cấp, chứng chỉ liên quan:
ác bằng cấp, chứng chỉ như: Bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,… bản photo có công chứng. Đây không chỉ là điều kiện bắt buộc cho một số vị trí ứng tuyển mà còn là bằng chứng xác minh những thông tin được kê khai trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc là chính xác.
- Giấy khám sức khỏe:
Đây là giấy tờ nhằm xác minh sức khỏe hiện tại của ứng viên, cũng như đảm bảo rằng sức khỏe của người này sẽ đáp ứng được công việc, từ đó tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.
- Sơ yếu lí lịch:
Sơ yếu lý lịch (SYLL) hay sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan đến ứng viên xin việc, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…) của ứng viên đó; thường được dùng để hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc hay làm các thủ tục hành chính liên quan
- Ảnh chân dung (3*4 hoặc 4*6):
Ảnh chân dung được dán lên bìa và sơ yếu lý lịch. Thông qua hình ảnh nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan, ấn tượng hơn về bạn. Thường trong thủ tục hồ sơ xin việc nhà tuyển dụng có thẻ yêu cầu bạn nộp kèm ảnh 3×4 hoặc 4×6 để lưu hồ sơ hoặc để làm thẻ nhân viên, các loại hồ sơ khác,…
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao công chứng), giấy khai sinh (bản sao công chứng)
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân công chứng phải là bản mới được xác nhận trong thời gian 6 tháng
+ Giấy khai sinh là bản sao có công chứng
Hồ sơ xin việc gồm những gì? Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc để thu hút nhà tuyển dụng ?
Hồ sơ xin việc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực theo đó:
Chủ thể có trách nhiệm chứng thực các loại văn bản, hợp đồng, chứng thực chữ ký trong các văn bản có bao gồm hồ sơ xin việc.
Tùy từng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà ứng viên phải nộp hồ sơ là các giấy tờ photo hoặc phải nộp các giấy tờ photo có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Việc yêu cầu phải chứng thực nhằm giúp nhà tuyển dụng xác định các thông tin của ứng viên là đúng sự thật.
Một số giấy tờ thường cần phải chứng thực:
- Sơ yếu lý lịch
- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
- Bản photo sổ hộ khẩu;
- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan.
Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc để thu hút nhà tuyển dụng?
Cần phải tìm hiểu về vị trí công việc, công ty trước khi chuẩn bị hồ sơ xin việc để đảm bảo sự chuẩn bị đầy đủ nhất và cần phải lưu ý một vài điểm sau:
- Thông tin cần phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực
- Nội dung cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, trình bày khoa học
- Câu chữ cần đảm bảo tránh các lỗi về chính tả, dấu câu.
- Cần chuẩn bị thêm một hoặc hai bộ hồ sơ khác để phòng ngừa tình huống bị mất hoặc quên
- Nên nộp hồ sơ sớm, không nên để đến hạn mới nộp hồ sơ dễ gây mất điểm với nhà tuyển dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?