Hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ?
- Có được xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trong trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh?
- Hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trong trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh được quy định như thế nào?
- Người nộp thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp do thiên tai, dịch bệnh mà quay lại kinh doanh có bị hủy quyết định xóa nợ?
Có được xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trong trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 94/2019/QH14 có quy định như sau:
Đối tượng được xử lý nợ
Đối tượng được xử lý nợ là người nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp và thuộc một trong các trường hợp dưới đây, phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước:
...
6. Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Như vậy trường hợp người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ có thể được xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 94/2019/QH14 như sau:
Các biện pháp xử lý nợ
...
3. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị quyết này, bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian, địa điểm xảy ra;
b) Chưa được xử lý miễn tiền chậm nộp từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực thi hành;
c) Có văn bản đánh giá giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế lập và có xác nhận về giá trị thiệt hại của tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan thẩm định giá hoặc cơ quan bảo hiểm;
d) Số nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa tính trên số nợ tiền thuế phát sinh không có khả năng thu do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra và không vượt quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm (nếu có).
Như vậy khi đáp ứng các điều kiện trên, người nộp thuế bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh có thể được cơ quan thuế xem xét cho phép xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.
Hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trong trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 69/2020/TT-BTC có quy định hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh bao gồm:
- Văn bản đề nghị xóa nợ của người nộp thuế gửi đến cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế theo mẫu số 02/VBĐN-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế.
- Văn bản xác nhận người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian, địa điểm xảy ra của một trong các cơ quan, tổ chức sau: công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; tổ chức cứu hộ, cứu nạn; cơ quan có thẩm quyền công bố dịch bệnh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
- Biên bản kiểm kê, đánh giá giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
- Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan có thẩm quyền như: tổ chức kiểm toán độc lập hoặc cơ quan thẩm định giá hoặc cơ quan bảo hiểm (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
- Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ của cơ quan quản lý thuế tại thời điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và tại thời điểm đề nghị xóa nợ.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) (nếu có); hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) (nếu có).
- Các quyết định miễn tiền chậm nộp, quyết định gia hạn nộp thuế kể từ thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành đến thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có ký, đóng dấu) (nếu có).
Người nộp thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp do thiên tai, dịch bệnh mà quay lại kinh doanh có bị hủy quyết định xóa nợ?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 69/2020/TT-BTC có quy định sau đây:
Các trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp
1. Người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14.
2. Người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh, trừ đối tượng được xóa nợ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 94/2019/QH14.
3. Cá nhân, cá nhân kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu của người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, trừ đối tượng được xóa nợ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 94/2019/QH14.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 nêu trên thì người nộp thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp do thiên tai, dịch bệnh mà quay lại kinh doanh thì quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp vẫn có hiệu lực thực hiện và các chủ thể này không phải nộp lại số tiền đã được xóa nợ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?