Hồ sơ yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm những giấy tờ gì? Xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ như thế nào?
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại tiết 21.2 tiểu mục 21 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định như sau:
21. Chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
...
21.2 Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
a) Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ;
b) Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo Mẫu 04-CDHB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
(ii) Chứng cứ (nếu có);
(iii) Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
(iv) Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 của Thông tư này;
(v) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
...
Như vậy theo quy định trên hồ sơ yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo Mẫu 04-CDHB quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
- Chứng cứ (nếu có).
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện).
- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm những giấy tờ gì? Xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ như thế nào?
Căn cứ tại tiết 21.3 tiểu mục 21 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:
- Trường hợp người thứ ba yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan.
- Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt/hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
+ Thời hạn ra quyết định và thông báo nêu tại điểm này là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn 02 tháng nêu tại điểm 21.3.a Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN mà chủ văn bằng không có ý kiến hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của chủ văn bằng. Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng có ý kiến khác với chủ đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
+ Trong trường hợp chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn nêu trên là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
+ Thời gian thực hiện các thủ tục liên quan khác cần thiết để giải quyết yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không được tính vào thời hạn nêu trên.
- Nếu không đồng ý với nội dung quyết định, thông báo xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ nêu tại điểm 21.3.b Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, người yêu cầu hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại điểm 22.1.a Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo đó theo thủ tục quy định tại điểm 22 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
- Quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiết 21.4 tiểu mục 21 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu như sau:
- Đối với đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của người thứ ba đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo nội dung yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho chủ nhãn hiệu thông qua Văn phòng quốc tế, trong đó ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ nhãn hiệu có ý kiến.
- Quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được gửi cho Văn phòng quốc tế để thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định tương ứng của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid và được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Các quy định liên quan khác về xử lý đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được thực hiện như đối với đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?