Hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia không bị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?
- Đảm bảo 100% doanh nghiệp sau 2 năm tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?
- Hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là gì?
- Nguyên tắc thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan?
Đảm bảo 100% doanh nghiệp sau 2 năm tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về mục tiêu và yêu cầu của chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan như sau:
“Điều 1. Mục đích, yêu cầu, mục tiêu Chương trình
1. Mục đích
a. Tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu.
b. Hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế, khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện thủ tục hải quan, chủ động có biện pháp phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan, nâng cao tính tự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
c. Thiết lập mối quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh làm cơ sở tạo thuận lợi thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Yêu cầu, mục tiêu Chương trình
a. Mục tiêu:
- Trên 80% doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (sau đây gọi tắt là Chương trình) được tăng mức tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ cao.
- Trên 80% doanh nghiệp tham gia hài lòng về các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan.
b. Yêu cầu:
- Sau 2 năm triển khai thực hiện, 100% doanh nghiệp tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan thuộc Phụ lục VI Thông tư 41/2014/TT-BTC ngày 15/11/2019, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình) theo quy định tại Thông tư 81/2014/TT-BTC ngày 15/11/2019.
- Sau 2 năm triển khai thực hiện, các dữ liệu, chỉ tiêu thông tin liên quan đến hoạt động quản lý, theo dõi, báo cáo thực hiện Chương trình cũng như các hoạt động tương tác với doanh nghiệp tham gia Chương trình phải cơ bản được thực hiện trên nền tảng số, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số công tác nghiệp vụ của ngành hải quan theo Quyết định số 707/QĐ – TCHQ ngày 4/5/2022 về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
- Sau 5 năm thực hiện Chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.”
Theo đó, sau 2 năm triển khai thực hiện, cần đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
Hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định giải thích từ ngữ theo đó:
“ Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là các hoạt động tư vấn, trả lời vướng mắc, cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro của cơ quan hải quan các cấp (quy định cụ thể tại Điều 5 dưới đây) cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại, giúp doanh nghiệp phòng, tránh các vi phạm, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện nâng cao mức tuân thủ pháp luật hải quan.”
Theo đó, hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là các hoạt động tư vấn, trả lời vướng mắc, cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro của cơ quan hải quan các cấp (quy định cụ thể tại Điều 5 dưới đây) cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.
Hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia không bị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan? (Hình từ internet)
Nguyên tắc thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về nguyên tắc thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi thực hiện
Cơ quan hải quan thực hiện hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình theo các nguyên tắc, phạm vi, hình thức sau:
1. Nguyên tắc thực hiện
a. Trong quá trình thực hiện Chương trình, các hoạt động của cơ quan hải quan và thành viên tham gia phải đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật.
b. Các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình không gây phát sinh thủ tục hành chính, không gây thiệt hại và phát sinh công việc không cần thiết cho doanh nghiệp.
c. Trong 24 giờ kể từ khi cơ quan hải quan tiếp nhận yêu cầu, đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp thành viên, thông tin sẽ được chuyển đến đơn vị chuyên môn để nghiên cứu giải quyết và trả lời sớm nhất. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được thì công chức được phân công giải quyết phải thông báo, giải thích lý do cho doanh nghiệp.”
Như vậy, sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?