Hóa đơn đỏ là gì? Mua bán hóa đơn đỏ sẽ bị phạm tội gì? Mức xử phạt dành cho hành vi mua bán hóa đơn đỏ?
Thế nào là hóa đơn đỏ?
Thông thường, mọi người vẫn thường gọi hóa đơn đỏ để chỉ cho hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), đây là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in nếu đã đăng ký mẫu với cơ quan Thuế.
Hóa đơn đỏ là gì? Mua bán hóa đơn đỏ sẽ bị phạm tội gì? Mức xử phạt dành cho hành vi mua bán hóa đơn đỏ?
Những dịch vụ nào phát sinh hóa đơn đỏ?
Trong hóa đơn đỏ thường thể hiện thông tin giá trị hàng bán dịch vụ cung cấp cho người mua, thông tin người bán, người mua do bên cung cấp dịch vụ xuất, đồng thời là căn cứ xác định số thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Một số hoạt động, dịch vụ sau đây làm phát sinh hóa đơn đỏ cụ thể như sau:
- Mua bán hàng hoá dịch vụ, sản phẩm nội địa
- Xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ
- Vận tải trong nước và quốc tế...
Trong trường hợp đặc biệt hơn, hóa đơn đỏ là căn cứ để doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chính vì lý do đó mà hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mua bán hóa đơn đỏ nhằm bù trừ, cân đối giữa thuế giá trị gia tăng đầu và và đầu ra nhằm hạn chế số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp cho cơ quan nhà nước.
Hiện nay, tình trạng mua bán hóa đơn đỏ diễn ra khá phổ biến, xong không phải ai cũng nhận thấy được rủi ro từ việc mua bán hóa đơn đỏ. Và theo quy định của pháp luật hiện nay thì mua bán hóa đơn đỏ được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể rằng:
"Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm."
Theo đó, người thực hiện hành vi mua bán hóa đơn đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép hóa đơn.
Đồng thời, tại Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định rằng mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
- Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;
- Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;
- Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
- Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
Theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rằng hành vi mua bán trái phép hóa đơn chỉ cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Dạng phôi từ 50 số - dưới 100 số;
- Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số - dưới 30 số;
- Thu lợi bất chính từ 30 - dưới 100 triệu đồng.
Mức phạt Tội mua bán trái phép hóa đơn đỏ thế nào?
Tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (khoản 2, điểm b khoản 4 Điều này sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về mức phạt của Tội mua bán trái phép hóa đơn đỏ cụ thể như sau:
Đối với cá nhân:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
- Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với pháp nhân thương mại:
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?