Hoàn thành việc ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng trong năm 2022? Tăng cường thực hiện công tác phòng chống tội phạm?
Chế định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng sẽ được ban hành trong năm 2022?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể:
- Trong lĩnh vực mạng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về lĩnh vực an ninh mạng, bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia.
- Hoàn thành việc ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng và Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng trong năm 2022; sớm ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Chủ động phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Làm tốt công tác nắm tình hình, dự báo, có giải pháp phù hợp, kịp thời với những vấn đề thực tiễn mới phát sinh về an ninh mạng.
- Tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia, Tiểu ban An toàn, an ninh mạng tại các địa phương; nghiên cứu thành lập Tiểu ban An toàn, an ninh mạng tại các Bộ, cơ quan của Chính phủ và các ban đảng ở Trung ương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn trong quản lý nhà nước về an ninh mạng.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đồng thời nghiên cứu phương án, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2017/NĐ-CP (nếu cần thiết) bảo đảm tính khả thi để vừa phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề dịch vụ đặc thù, vừa quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa, hạn chế đánh bạc, đặt cược trái phép và các vi phạm pháp luật từ hoạt động này.
- Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng hạ tầng công nghệ bảo đảm an ninh mạng tự chủ, đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, chú trọng học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an ninh mạng.
Hoàn thành việc ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng trong năm 2022? Tăng cường thực hiện công tác phòng chống tội phạm?(Hình từ Internet)
Tăng cường phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh mạng?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022 như sau:
- Phối hợp quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet, mạng xã hội trên cơ sở luật pháp và các cam kết quốc tế. Sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng Internet, mạng xã hội, báo chí.
- Chủ động đấu tranh, ngăn chặn, triệt phá, vô hiệu hóa thông tin xấu, độc, các cá nhân, tổ chức đưa tin giả, tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, phá hoại quan hệ quốc tế của đất nước.
- Hoàn thiện và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng; xử lý căn cơ tình trạng sim rác; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, bóc gỡ các video clip, thông tin sai sự thật trên không mạng, nhất là trên các nền tảng xuyên biên giới.
- Chú trọng làm tốt công tác thông tin, truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho công dân, nghiên cứu đưa vào nhà trường giáo dục về kỹ năng số.
Tăng cường thực hiện công tác phòng chống tội phạm?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 572/NQ-UBTVQH15 2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra các nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch, lộ trình phù hợp, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 12 NQ/TW năm 2022 về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 96/2019/QH14 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và các nghị quyết khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, nhất là những vấn đề mới, khó, những thách thức an ninh phi truyền thống, làm cơ sở phấn đấu xây dựng lực lượng Công an nhân dân cơ bản tinh, gọn, mạnh vào năm 2025 và tinh nhuệ, chính quy, hiện đại vào năm 2030.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra tội phạm, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đẩy mạnh thực hiện các phương án phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; tập trung triển khai thi hành Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành; làm tốt công tác rà soát, thống kê và quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy.
Phối hợp với các địa phương để bố trí kinh phí thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và phối hợp với các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biến, Hải quan, các lực lượng phòng, chống ma túy quốc tế, đấu tranh hiệu quả với tội phạm ma túy hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia.
Tích cực triển khai phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen”, cho vay lãi nặng, kịp thời phát hiện những địa bàn phức tạp, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân, đối tượng, băng nhóm hoạt động “tín dụng đen”.
Có giải pháp đấu tranh hiệu quả với các hình thức tín dụng đen” qua mạng xã hội, các ứng dụng (app), trang mạng (website). Xử lý triệt để các vụ án liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, nhất là các vụ án liên quan đến cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có hành vi “tiếp tay”, cung cấp vốn cho “tín dụng đen” hoạt động.
Xử lý nghiêm trách nhiệm đơn vị, cá nhân thiếu quyết liệt, không chủ động phát hiện, đấu tranh với tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen” trên địa bàn nhưng bị đơn vị, địa phương khác hoặc cơ quan Trung ương phát hiện, xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?