Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào? Khách du lịch có các quyền nào theo quy định mới nhất?
Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường du lịch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Bảo vệ môi trường du lịch
1. Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.
5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 66 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:
Bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.
2. Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường;
b) Thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa;
c) Giữ gìn vệ sinh công cộng;
d) Không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật.
...
Như vậy, không những môi trường du lịch mà môi trường văn hóa, thể thao cũng cần được bảo vệ dựa theo các quy định nêu trên.
Bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện như thế nào? Khách du lịch có các quyền nào theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Khách du lịch có các quyền nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Du lịch 2017, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 11 Luật Du lịch 2017, khách du lịch có các quyền sau đây:
- Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
- Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
- Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
- Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khách du lịch trong nước hay ngoài nước đều có các quyền nêu trên.
10 quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường du lịch cần phải thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 4216/QÐ-BVHTTDL năm 2020 về Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, 10 quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường du lịch cần phải thực hiện như sau:
- Thực hiện quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.
- Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường.
- Không hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
- Đi vệ sinh đúng cho, sử dụng nhà vệ sinh đúng quy định; giữ gìn và nhắc nhở người khác giữ gìn vệ sinh chung.
- Không xâm hại cảnh quan môi trường, hệ động - thực vật tại địa điểm; không viết, vẽ, khắc lên hang động, cây xanh và các yếu tố khác cấu thành địa điểm.
- Không mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại và ô nhiễm đến địa điểm.
- Không mua bán, tiêu thụ, sử dụng động, thực vật hoang dã hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã.
- Hạn chế mang theo hoặc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; tích cực sử dụng sản phẩm, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Hưởng ứng chính sách tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa.
- Tham gia, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường do tổ chức, cá nhân quản lý địa điểm phát động.
Như vậy, khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch tại các địa điểm diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cần phải thực hiện 10 quy tắc ứng xử nêu trên.
>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Bảo vệ môi trường Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?