Hoạt động chất vấn trong Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân là gì? Tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn như thế nào?
Hoạt động chất vấn trong Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 định nghĩa chất vấn như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động chất vấn là hình thức giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, được tổ chức công khai tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời nhằm giải đáp, làm rõ trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền được phân công.
Hoạt động chất vấn trong Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân là gì? Tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn được quy định như thế nào?
Ngày 12 tháng 9 năm 2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 quy định tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tại Điều 8 như sau:
Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến lựa chọn nhóm vấn dề chất vấn theo các tiêu chí sau đây để đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định:
a) Vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri quan tâm;
b) Vấn dề có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,kiến nghị của cử tri và các quy định khác của pháp luật;
c) Vấn đề đã được người bị chất vấn trả lời trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản nhưng đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời;
d) Vấn đề khác nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước hoặc qua khảo sát, giám sát phát hiện hạn chế, bất cập cần được chất vấn để làm rõ và đưa ra những yêu cầu, giải pháp để kịp thời khắc phục.
2, Người bị chất vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn đề chất vấn. Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay.
Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồn nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Trình tự hoạt động chất vấn được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 thì trình tự của hoạt động chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân diễn ra như sau:
Chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Trình tự chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quy định cụ thể về thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn, việc điều hành của chủ tọa và quyền tranh luận của đại biểu trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Theo đó, khoản 3 Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định trình tự của hoạt động chất vấn diễn ra như sau:
Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
...
3. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
b) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
c) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
d) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?