Hoạt động môi giới bảo hiểm có phải cần chứng chỉ môi giới bảo hiểm không? Điều kiện thi chứng chỉ môi giới bảo hiểm là gì?
- Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì? Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì? Hoạt động môi giới bảo hiểm có phải cần chứng chỉ môi giới bảo hiểm không?
- Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm là gì? Điều kiện để thi đỗ chứng chỉ môi giới bảo hiểm?
- Bài thi chứng chỉ môi giới bảo hiểm trên giấy có được phúc khảo không?
Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì? Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì? Hoạt động môi giới bảo hiểm có phải cần chứng chỉ môi giới bảo hiểm không?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Theo đó, Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động tư vấn các nội dung liên quan đến bảo hiểm.
Căn cứ tại khoản 21 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Nhân sự, vốn, tài chính, chế độ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
.....
2. Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm.
Hoạt động môi giới bảo hiểm có phải cần chứng chỉ môi giới bảo hiểm không? Điều kiện thi chứng chỉ môi giới bảo hiểm là gì?
Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm là gì? Điều kiện để thi đỗ chứng chỉ môi giới bảo hiểm?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm:
a) Nguyên lý bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.
2. Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
3. Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm.
4. Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.
Theo đó, nôi dung đào tạo dựa trên cơ sở của:
- Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm
- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
- Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định như sau:
Đề thi, thời gian làm bài thi, điều kiện thi đỗ kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Mỗi đề thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm có 60 câu hỏi, thời gian làm bài 90 phút; mỗi đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm có 80 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.
2. Thí sinh trả lời đúng từ 70% tổng số câu hỏi của bài thi trở lên được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ mà thí sinh đã tham dự.
Như vậy, để đủ điều kiện được cấp chứng chỉ môi giới bảo hiểm thí sinh phải trả lời đúng từ 70% trên 60 câu hỏi trong thời gian làm bài 90 phút.
Bài thi chứng chỉ môi giới bảo hiểm trên giấy có được phúc khảo không?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định như sau:
Phúc khảo và xử lý kết quả phúc khảo bài thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Việc phúc khảo chỉ áp dụng đối với các kỳ thi trên giấy. Thí sinh nộp đơn phúc khảo qua cơ sở đào tạo để cơ sở đào tạo gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt kết quả thi. Mẫu đơn phúc khảo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện chấm phúc khảo và trả lời kết quả phúc khảo trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhận được đơn phúc khảo của thí sinh.
3. Căn cứ kết quả phúc khảo, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có Quyết định điều chỉnh kết quả thi (nếu có), thông báo cho cơ sở đào tạo để cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Như vậy, bài thi chứng chỉ môi giới bảo hiểm được phép phúc khảo, thi sinh nộp đơn phúc khảo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt kết quả thi.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện chấm phúc khảo và trả lời kết quả phúc khảo trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhận được đơn phúc khảo của thí sinh.
Mẫu đơn phúc khảo
Căn cứ phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 69/2022/TT-BTC của Bộ trưởng bộ tài chính cung cấp mẫu chứng chỉ bao hiểm như sau:
Tải mẫu đơn phúc khải Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?