Hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn NSNN tại Đài Tiếng nói Việt Nam có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về thuế giá trị gia tăng như sau:
“Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, thuế giá trị gia tăng là phần thuế chỉ tính giá trị tăng thêm của hàng hóa. Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn NSNN tại Đài Tiếng nói Việt Nam có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Đài Tiếng nói Việt Nam có hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 28219/CTHN-TTHT năm 2022 hướng dẫn chính sách thuế GTGT đối với hoạt động cung ứng dịch vụ truyền hình như sau:
“Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: Trường hợp Đài Tiếng nói Việt Nam có hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Các hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình không bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Đối với hoạt động sản xuất chương trình truyền hình, đề nghị Đài Tiếng nói Việt Nam căn cứ tình hình thực tế để áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Đài Tiếng nói Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thực hiện.”
Như vậy, công ty bạn là công ty hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình không bằng nguồn vốn NSNN thì công ty của bạn không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Xem toàn bộ Công văn: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?