Hoạt động tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân diễn ra như thế nào?
Hoạt động tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân diễn ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân diễn ra như sau:
- Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra:
+ Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
+ Việc giao, nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu:
+ Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung thanh tra.
+ Đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa đủ cơ sở để kết luận.
+ Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến làm việc hoặc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
- Khi phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.
+ Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên hoặc Trưởng đoàn thanh tra thì phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản.
- Kết thúc thanh tra tại mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập Biên bản thanh tra hoặc Biên bản ghi nhận kết quả thanh tra.
Hoạt động tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân diễn ra như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra
1. Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản và ghi rõ các nội dung sau:
a) Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra đến ngày báo cáo;
b) Nội dung kết quả thanh tra đã hoàn thành;
c) Nội dung thanh tra đang tiến hành;
d) Dự kiến công việc thực hiện trong thời gian tới;
đ) Những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
2. Trách nhiệm báo cáo:
a) Thành viên Đoàn thanh tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra với Trưởng đoàn;
b) Trưởng đoàn thanh tra báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ với Người ra quyết định thanh tra;
c) Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo, xử lý kiến nghị của thành viên Đoàn; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của thành viên Đoàn phải chuyển cho thư ký Đoàn thanh tra để tập hợp và lưu Hồ sơ thanh tra theo quy định.
Như vậy theo quy định trên trách nhiệm báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân như sau:
- Thành viên Đoàn thanh tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra với Trưởng đoàn.
- Trưởng đoàn thanh tra báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ với Người ra quyết định thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo, xử lý kiến nghị của thành viên Đoàn; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:
Gia hạn thời hạn thanh tra
1. Việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn;
b) Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra;
c) Cần phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra;
d) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
2. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Việc gia hạn thời hạn thanh tra không vượt quá thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Điều 38 Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 25/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2021). Trường hợp do sự kiện bất khả kháng dẫn đến cuộc thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được thì Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, thời gian tạm dừng cuộc thanh tra không tính vào thời hạn thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra gửi Người ra quyết định thanh tra. Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
a) Thời gian, địa điểm;
b) Căn cứ pháp lý của việc gia hạn;
c) Lý do gia hạn;
d) Thời gian gia hạn;
đ) Đối tượng gia hạn.
4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư số 54/2017/TT-BCA ngày 15/11/2017 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 60/2014/TT-BCA ngày 18/11/2014 quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân.
5. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Như vậy theo quy định trên việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn.
- Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra.
- Cần phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra.
- Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?