Học phí trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ năm học 2023 – 2024 như thế nào?
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đào tạo những ngành nào?
Hiện nay, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có các chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy của trường đạt mức điểm định chất lượng theo tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT như:
- Ngành Luật hệ đại trà
- Ngành Luật chất lượng cao
- Ngành Quản trị kinh doanh đại trà
- Ngành Quản trị kinh doanh chất lượng cao
- Ngành Quản trị - Luật đại trà
- Ngành Quản trị - Luật chất lượng cao
- Ngành Luật Thương mại quốc tế
- Ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý
Học phí trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ năm học 2023 – 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Học phí trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ năm học 2023 – 2024 như thế nào?
Trường Đại học Luật TPHCM vừa công bố mức học phí áp dụng đối với các trình độ đào tạo của Trường. Từ năm học 2023 - 2024, học phí sẽ được điều chỉnh tương ứng với mức độ tự chủ tài chính mà Trường đã được phê duyệt trước đó và mức học phí dự kiến kể từ năm học 2024 - 2025 đến năm học 2026 - 2027.
Việc điều chỉnh này được thực hiện theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”.
Theo đó, mức học phí này đã được Nhà trường công khai trong Đề án tuyển sinh hàng năm và đã được thông tin rộng rãi đến phụ huynh, thí sinh và người học trước khi đăng ký xét tuyển vào trường, cụ thể như sau:
- Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 1:
STT | Hệ chính quy K46, K47, 48 | 2023-2024 | 2024-2025 | 2025-2026 | 2026-2027 |
1 | Đào tạo chính quy ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh | 31.250.000 | 35.250.000 | 39.750.000 | 44.750.000 |
2 | Đào tạo chính quy ngành Quản trị - Luật | 37.080.000 | 41.830.000 | 47.170.000 | 53.100.000 |
3 | Đào tạo chính quy CLC (ngành Luật, Quản trị kinh doanh) | 62.500.000 | 70.500.000 | 79.500.000 | 89.500.000 |
4 | Đào tạo chính quy CLC Quản trị - Luật | 74.160.000 | 83.660.000 | 94.340.000 | 106.200.000 |
5 | Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Anh văn pháp lý) | 36.000.000 | 37.500.000 | 42.250.000 | 47.750.000 |
6 | Chương trình CLC giảng dạy 100% bằng tiếng Anh | 165.000.000 | 181.500.000 | 199.700.000 | 219.700.000 |
- Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 2: sẽ bằng 1.17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1.
- Đối với học phí các lớp vừa học vừa làm: bằng mức thu học phí các lớp hệ chính quy (văn bằng 1 và văn bằng 2).
- Đối với học phí chương trình thạc sĩ: bằng 1.2 lần của học phí hệ chính quy.
- Đối với học phí chương trình tiến sĩ: bằng 1.5 lần của học phí hệ chính quy.
Khung học phí giáo dục đại học năm học 2023-2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP) có nêu rõ mức trần học phí giáo dục đại học từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau:
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng
Khối ngành | Năm học 2023 - 2024 | Năm học 2024 - 2025 | Năm học 2025 - 2026 | Năm học 2026 - 2027 |
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên | 1.250 | 1.410 | 1.590 | 1.790 |
Khối ngành II: Nghệ thuật | 1.200 | 1.350 | 1.520 | 1.710 |
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật | 1.250 | 1.410 | 1.590 | 1.790 |
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên | 1.350 | 1.520 | 1.710 | 1.930 |
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y | 1.450 | 1.640 | 1.850 | 2.090 |
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác | 1.850 | 2.090 | 2.360 | 2.660 |
Khối ngành VI.2: Y dược | 2.450 | 2.760 | 3.110 | 3.500 |
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường | 1.200 | 1.500 | 1.690 | 1.910 |
- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
Học phí đại học được thu tối đa bao nhiêu tháng/năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
2. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
...
Như vậy, học phí đại học được thu tối đa 10 tháng/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?