Hội đồng tuyển dụng công chức có bao nhiêu thành viên? Ai không được làm thành viên Hội đồng tuyển dụng công chức?
Hội đồng tuyển dụng công chức có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành ngày 27/11/2020, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về hội đồng tuyển dụng công chức như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
d) Các uỷ viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Theo quy định trên thì Hội đồng tuyển dụng công chức do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thành lập với 05 hoặc 07 thành viên.
Cụ thể như sau:
- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng tuyển dụng;
- Các uỷ viên khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Hội đồng tuyển dụng công chức có bao nhiêu thành viên? Ai không được làm thành viên Hội đồng tuyển dụng công chức?
Ai không được làm thành viên Hội đồng tuyển dụng công chức?
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
...
3. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
Như vậy, các đối tượng không được bố trí làm thành viên của Hội đồng tuyển dụng công chức bao gồm:
- Cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển;
- Cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ (chồng) của người dự tuyển;
- Vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển;
- Người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật;
- Người đang thi hành quyết định kỷ luật.
Những đối tượng nêu trên đồng thời không được trở thành thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng công chức.
Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Hội đồng tuyển dụng công chức là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, Hội đồng tuyển dụng công chức làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng công chức được xác định như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
...
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, trong công tác tuyển dụng công chức, Hội đồng tuyển dụng công chức có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thành lập các bộ phận giúp việc bao gồm:
+ Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển,
+ Ban đề thi
+ Ban coi thi
+ Ban phách
+ Ban chấm thi
+ Ban chấm phúc khảo (nếu có)
+ Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2
+ Tổ Thư ký giúp việc (trong trường hợp cần thiết);
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?
- Cách viết Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG?
- Lý do ban hành thiết quân luật là gì? Cấm tụ tập đông người trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật đúng không?
- Baby Three là gì? Bán Baby Three ở lề đường, bán rong có phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?