Hôm nay thứ 6 ngày 13/9/2024 là ngày truyền thống của ngành nào? Ngày 13/9/2024 có phải ngày lễ lớn không?
Hôm nay thứ 6 ngày 13/9/2024 là ngày truyền thống của ngành nào?
Tại tiểu mục 2 Mục III Quyết định 551/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2023 có nêu rõ:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
2. Các cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân (Báo Công lý, Truyền hình Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 76 năm truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2024) và 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024), nhằm cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo sức lan tỏa trong hệ thống Tòa án nhân dân và trong xã hội.
...
Đồng thời, tại Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân
1. Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
2. Tòa án nhân dân có biểu trưng riêng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về biểu trưng của Tòa án nhân dân.
Theo lịch vạn niên năm 2024, thì hôm nay là ngày thứ 6 ngày 13/9/2024. Hôm nay thứ 6 ngày 13/9/2024 là ngày truyền thống Tòa án nhân dân đồng thời là kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân.
Hôm nay thứ 6 ngày 13/9/2024 là ngày truyền thống của ngành nào? Ngày 13/9/2024 có phải ngày lễ lớn không? (Hình từ internet)
Ngày 13/9/2024 có phải ngày lễ lớn không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 13/9/2024 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào từ 1/1/2025?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
2. Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
b) Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
c) Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
d) Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
đ) Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
e) Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?