Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã bị đơn phương chấm dứt thì có thể khôi phục lại hiệu lực hợp đồng trong thời hạn bao lâu?
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã bị đơn phương chấm dứt thì có thể khôi phục lại hiệu lực hợp đồng trong thời hạn bao lâu?
- Bên mua bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người nào?
- Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của những đối tượng nào?
- Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã bị đơn phương chấm dứt thì có thể khôi phục lại hiệu lực hợp đồng trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
3. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.
Như vậy theo quy định trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã bị đơn phương chấm dứt theo điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì có thể khôi phục lại hiệu lực hợp đồng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã bị đơn phương chấm dứt thì có thể khôi phục lại hiệu lực hợp đồng trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Bên mua bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
c) Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
d) Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Như vậy theo quy định trên bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
- Bản thân bên mua bảo hiểm.
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm.
- Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm.
- Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của những đối tượng nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của những người sau đây:
a) Người chưa thành niên, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy theo quy định trên không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có trường hợp chết cửa những đối tượng sau đây:
- Người chưa thành niên, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
2. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy theo quy định trên bên mua bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?