Hợp đồng điện tử là gì? Tổng hợp 03 điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống?
Hợp đồng điện tử là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, quy định khái niệm hợp đồng điện tử như sau:
Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Lúc này, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng hợp đồng truyền thống.
Hợp đồng điện tử là gì? Tổng hợp 03 điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống?
Tổng hợp 03 điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống?
* Về căn cứ pháp lý:
- Hợp đồng điện tử: Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005.
- Hợp đồng truyền thống: Bộ luật Dân sự 2015.
* Về phương thức giao dịch:
- Hợp đồng điện tử:
+ Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản điện tử.
+ Được ký bằng chữ ký điện tử
- Hợp đồng truyền thống:
+ Bằng văn bản
+ Bằng lời nói
+ Bằng hành động
+ Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận
* Về nội dung của hợp đồng:
- Hợp đồng điện tử: Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:
+ Yêu cầu kỹ thuật
+ Chứng thực chữ ký điện tử
+ Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật
- Hợp đồng truyền thống:
+ Đối tượng của hợp đồng
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp
Như vậy, giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống sẽ có sự khác nhau cơ bản về cơ sở pháp lý điều chỉnh, về phương thức giao dịch của hợp đồng và nội dung thực hiện hợp đồng.
Theo đó, điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là hợp đồng điện tử được giao dịch bằng phương tiện điện tử và sử dụng chữ ký điện tử. Điều này khác biệt hoàn toàn với hợp đồng truyền thống khi giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc hành động.
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Như vậy, việc giao kết hợp đồng điện tử dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005 như sau:
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, khi chữ ký điện tử đáp ứng các yêu cầu về phương pháp tạo chữ ký điện tử theo quy định trên thì được xem là có giá trị pháp lý như chữ ký thông thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?