Hướng dẫn cách điều trị, chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ? Phòng bệnh đậu mùa khỉ như thế nào cho hiệu quả?
Thực hiện những xét nghiệm cơ bản nào để xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ?
Căn cứ vào tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 đã hướng dẫn về những xét nghiệm cơ bản bệnh đậu mùa khỉ như sau:
“2. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG
...
2.3. Cận lâm sàng
2.3.1. Các xét nghiệm cơ bản
Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu thay đổi không đặc hiệu: - Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc tăng nhẹ; số lượng bạch cầu Lympho thường giảm.
- Tốc độ máu lắng, protein C phản ứng (CRP), Procalcitonin (PCT) bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Một số trường hợp có thể tăng nhẹ ALT, AST, CK.
- Trong các trường hợp diễn biến nặng có các biểu hiện suy chức năng các cơ quan, rối loạn điện giải và toan kiềm làm thêm các xét nghiệm sau tại các đơn vị có thể làm được:
+ Cấy máu, cấy dịch nốt phỏng tìm căn nguyên vi khuẩn trong trường hợp nghi ngờ biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết...
+ Chụp X-quang ngực hay cắt lớp vi tính ngực trong trường hợp có biến chứng viêm phổi, áp xe phổi...
+ Chụp CT sọ não hoặc MRI sọ não trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng viêm não...
2.3.2. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên
Xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với ca bệnh nghi ngờ để xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế.”
Như vậy, việc xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ hiện nay sẽ được thực hiện trên phương pháp xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên theo như hướng dẫn trên.
Hướng dẫn cách điều trị, chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ? Phòng bệnh đậu mùa khỉ như thế nào cho hiệu quả? (Hình từ internet)
Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn nội dung như sau:
“2.4. Chẩn đoán
2.4.1. Ca bệnh nghi ngờ
- Là ca bệnh có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau
+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh;
+ Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng;
- Có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ.
2.4.2. Ca bệnh xác định
Có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với vi rút đậu mùa khỉ.
2.5. Chẩn đoán phân biệt
Dựa trên triệu chứng sốt, phát ban và hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh sau: (phụ lục 1)
- Đậu mùa (smallpox)
- Thủy đậu (chicken pox)
- Herpes lan tỏa
- Tay chân miệng.”
Việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Mục 3 Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn điều trị bệnh đậu mùa khỉ như sau:
“3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định;
- Điều trị triệu chứng là chủ yếu;
- Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý;
- Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam.
- Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Các biện pháp điều trị chung
- Cách ly tại cơ sở y tế các trường hợp nghi ngờ/xác định theo hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế.
- Cá thể hóa việc điều trị cho từng người bệnh.
3.2.2. Thể nhẹ
Điều trị triệu chứng như:
- Hạ sốt, giảm đau.
- Chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng.
- Bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải.
- Cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có: viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức.
- Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định
3.2.3. Thể nặng
Cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã ban hành
3.2.4. Thuốc điều trị đặc hiệu
- Chỉ định
+ Người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não…).
+ Người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao…).
+ Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi.
+ Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
+ Những người đang có bệnh cấp tính tiến triển.
- Các thuốc điều trị sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (tham khảo phụ lục 2)
+ Tecovirimat
+ Cidofovir
+ Brincidofovir
+ Globulin miễn dịch tĩnh mạch”
Theo đó, việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ hiện nay được tiến hành thực hiện theo nội dung hướng dẫn như trên.
Phòng chống bệnh đậu mùa khỉ như thế nào cho hiệu quả?
Căn cứ vào Mục 5 Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
“5. PHÒNG BỆNH
5.1. Phòng bệnh không đặc hiệu
Các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
- Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm vi rút đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.
- Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.
5.2. Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin
Sử dụng vắc xin để phòng bệnh đậu mùa khỉ cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
5.3. Phòng lây nhiễm tại các cơ sở điều trị Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ, có thể và xác định. Tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.”
Như vậy, mỗi cá nhân cần thực hiện những biện pháp theo nội dung hướng dẫn trên để phòng bệnh đậu mùa khỉ trước diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?