Hướng dẫn cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty bằng mã số thuế cực kỳ nhanh chóng? Điều kiện đầu tư kinh doanh phải có nội dung nào?
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Theo đó, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều kiện đầu tư kinh doanh phải đảm bảo có nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
…
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
- Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
- Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
Hướng dẫn cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty bằng mã số thuế cực kỳ nhanh chóng? Điều kiện đầu tư kinh doanh phải có nội dung nào? (Hình từ internet)
Hướng dẫn cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty bằng mã số thuế?
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trong quá trình hoạt động. Vì vậy để tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty bạn có thể tra cứu thông qua mã số thuế thông qua các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx
Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô tra cứu thông tin như bên dưới:
Sau khi nhập mã số thuế, bạn cần nhấn chọn vào tên của doanh nghiệp cần tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.
Bước 3: Nhận thông tin ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp cần tra cứu
Sau khi chọn doanh nghiệp cần tra cứu, bảng thông tin cơ bản sẽ cung cấp các thông tin sau:
+ Tên doanh nghiệp;
+ Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài;
+ Tên doanh nghiệp viết tắt;
+ Tình trạng hoạt động;
+ Loại hình pháp lý (loại hình doanh nghiệp);
+ Họ và tên người đại diện theo pháp luật;
+ Ngành, nghề kinh doanh mà công ty đang tiến hành kinh doanh,…
Như vậy, trên đây là quy trình cần thực hiện để tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty bằng mã số thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?