Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không thuộc bài đơn giản, mới dành cho học sinh như thế nào?
Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài đơn giản, mới dành cho học sinh như thế nào?
Học sinh viết bản kiểm điểm không thuộc bài là để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi, đồng thời kèm theo cam kết không vi phạm và phương hướng sửa đổi.
Dưới đây là một số mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài đơn giản dành cho học sinh đồng thời hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không thuộc bài.
Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài đơn giản:
Mẫu số 01: Tải về
Mẫu số 02: Tại đây
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không thuộc bài đơn giản, mới dành cho học sinh như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không thuộc bài đơn giản, mới dành cho học sinh?
Dưới đây là cách viết bản kiểm điểm không thuộc bài đơn giản, mới dành cho học sinh:
Viết bản kiểm điểm không thuộc bài thông thường sẽ có những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy với nội dung: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc;
- Tên văn bản: Bản kiểm điểm
- Kính gửi: ví dụ: Kính gửi cô giáo chủ nhiệm lớp 6A
- Thông tin của người viết bản kiểm điểm cần được nêu rõ bao gồm: Họ và tên học sinh: (…) lớp: (…);
Ví dụ: Nguyễn Thị A học sinh lớp 6A
- Nội dung kiểm điểm: Liệt kê những hành đã làm và những việc còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó; Nêu rõ thời gian vi phạm cũng như lý do viết bản kiểm điểm.
Ví dụ:
Ngày … Tháng… năm….. Em đã được cô gọi lên bảng kiểm tra bài cũ, do không học bài trước ở nhà nên em đã không thuộc bài
Em viết bản kiểm điểm này để nhận lỗi trước thầy cô và tập thể lớp, em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật mà thầy (cô) đề ra.
Hoặc
Vào Ngày...Tháng...Năm, em đã không học bài cũ vì chơi mãi chơi
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: không học bài cũ đã gây ảnh hưởng tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm
- Thời gian, địa điểm viết bản kiểm điểm cá nhân;
- Chữ ký của người viết bản kiểm điểm
- Chữ ký của phụ huynh học sinh (nếu thầy cô yêu cầu)
Học sinh các cấp có nhiệm vụ như thế nào?
Đối với học sinh tiểu học
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Đối với học sinh trung học
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?