Hướng dẫn chi tiết các cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất theo Nghị quyết số 116/NQ-CP?

Hướng dẫn chi tiết các cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất? Có mấy cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp? chị H.T - Bến Tre.

Hướng dẫn chi tiết các cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất theo Nghị quyết số 116/NQ-CP?

Người lao động có thể tham khảo các cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp dưới đây:

*Cách 1: Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trên cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào đường link Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam và điền thông tin bao gồm: Mã số BHXH (10 số cuối mã thẻ BHYT) và Họ tên.

Bấm xác nhận tôi không phải là người máy và bấm tra cứu

Công khai thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP

Bước 2: Kết quả tra cứu sẽ hiện ra như sau:

-Trường hợp thuộc đối tượng được nhận, sẽ có thông tin đầy đủ về thời gian đóng BHTN, mức hưởng và trạng thái đã nhận hay chưa nhận.

*Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VSSID

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VSSID trên điện thoại

Bước 2: Tại Trang quản lý cá nhân, chọn quá trình tham gia

Bước 3: Chọn “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể gọi đến tổng đài 19006068 để được tổng đài viên hỗ trợ tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.

Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất theo Nghị quyết 116? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách tính Bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động trong năm 2023?

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
...

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = (Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp) x 60%

* Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022: Mức lương chị A là 4.000.000 đồng/tháng.

Từ ngày 01/01/2023-31/12/2023: Mức lương chị A là 5.000.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/02/2023, chị A nghỉ thai sản làm gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, sau đó chị A làm đơn xin nghỉ việc theo quy định và đã được công ty duyệt và có hiệu lực kể từ 01/06/2023 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị được tính như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của chị A là (4.000.000 đồng x 5 tháng + 5.000.000 đồng x 1 tháng)/6 x 60% = 2.500.000 đồng/tháng.

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, theo quy định trên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước:

1.800.000*5=9.000.000 đồng/1 tháng.

* Đối với người lao động hưởng lương theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa như sau:

Vùng I: 4.680.000*5= 23.400.000 đồng/tháng

Vùng II: 4.610.000*5= 23.050.000 đồng/tháng

Vùng III: 3.640.000*5= 18.200.000 đồng/tháng

Vùng IV: 3.250.000*5= 16.250.000 đồng/tháng

Người lao động cần đáp ứng điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong năm 2023?

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện dưới đây:

* Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

* Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.

* Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013.

* Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Chết.

Bảo hiểm thất nghiệp Tải về trọn bộ các văn bản Bảo hiểm thất nghiệp hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vừa hưởng bảo hiểm thất nghiệp vừa đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu có được không?
Pháp luật
Công văn 33338 báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 tại TPHCM ra sao?
Pháp luật
Trước 15/01, ai phải báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?
Pháp luật
Bảo hiểm thất nghiệp nhằm mục đích gì? Cần phải lưu ý điều gì khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp?
Pháp luật
Có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì sau bao nhiêu ngày sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp?
Pháp luật
Ký hợp đồng lao động 04 tháng với người lao động thì công ty có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không?
Pháp luật
Có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp 06 tháng không?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ để người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn một năm thì người lao động có bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Pháp luật
Công chức, viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không? Nếu có thì mức đóng quy định như thế nào?
Pháp luật
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nào? Nghỉ việc hơn 5 tháng có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm thất nghiệp
2,121 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm thất nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm thất nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào