Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn: Không được phép lái xe trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc?

Tôi muốn hỏi về bệnh ấu trùng sán lợn. Tôi đang quan tâm đến các quy định về bệnh ấu trùng sán dây lợn. Bệnh ấu trùng sán lợn và hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn hiện nay như thế nào? Xin cảm ơn!

Quy định chuẩn đoán bệnh ấu trùng sán dây lợn như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Hướng dẫn ban hành kèm quyết định Quyết định 1383/QĐ-BYT năm 2022 về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn như sau:

Thứ nhất: Chẩn đoán trường hợp bệnh nghi ngờ

- Tiền sử dịch tễ: Sống trong vùng lưu hành bệnh ấu trùng sán dây lợn, có tiền sử ăn thịt lợn chưa nấu chín, ăn rau sống và có 1 trong 3 tiêu chí sau:

+ Triệu chứng lâm sàng hướng đến bệnh ấu trùng sán dây lợn.

+ ELISA dương tính với kháng thể kháng ấu trùng sán dây lợn.

+ Xquang có nốt vôi hóa dưới cơ.

Thứ hai: Chẩn đoán trường hợp bệnh xác định

Là trường hợp bệnh nghi ngờ và có 1 trong các tiêu chí sau:

+ Sinh thiết nang chẩn đoán nang ấu trùng sán dây lợn.

+ Trên phim CT/MRI có hình ảnh đặc hiệu nang ấu trùng sán dây lợn.

+ Soi đáy mắt có hình ảnh đặc hiệu nang ấu trùng sán dây lợn.

+ ELISA dương tính với kháng nguyên ấu trùng sán dây lợn.

Thứ ba: Chẩn đoán phân biệt

- Phân biệt tổn thương ở hệ thần kinh trung ương: Lao, ung thư, áp xe não, tổn thương do ký sinh trùng khác như toxocara, toxoplasma...

- Phân biệt tổn thương dưới da: U mỡ và các tổ chức bã đậu.

- Phân biệt các bệnh tổn thương về mắt.

Như vậy, việc thực hiện chuẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn được quy định như trên.

Bệnh ấu trùng sán lợn: Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn hiện nay như thế nào?

Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn: Không được phép lái xe trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc?

Cách thức, nguyên tắc thực hiện điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn?

Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm quyết định Quyết định 1383/QĐ-BYT năm 2022 về điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn như sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị đặc hiệu kết hợp với điều trị triệu chứng. Chỉ dùng thuốc đặc hiệu cho trường hợp nang sán còn hoạt động.

Như vậy, việc chuẩn đoán bệnh ấu trùng sán dây lợn được quy định như trên.

- Điều trị ngoại khoa: Áp dụng trong một số trường hợp:

+ Ấu trùng sán dây lợn ở não gây não úng thuỷ.

+ Ấu trùng sán dây lợn ký sinh trong não thất, gây tắc cống não.

+ Ấu trùng sán dây lợn ở mắt.

+ Ấu trùng sán dây lợn ở tủy sống có chèn ép.

Thứ hai: Điều trị đặc hiệu

Có thể sử dụng một trong các phác đồ sau:

Phác đồ 1: Albendazol

Trước khi điều trị nang ấu trùng sán lợn, điều trị tấy sán dây trưởng thành bằng praziquantel 10-15mg/kg liều duy nhất trong ngày đầu, uống xa bữa ăn.

- Liều dùng Albendazol: 15mg/kg/ngày, chia 2 lần x 8-30 ngày uống sau ăn trong các ngày tiếp theo.

- Có thể điều trị nhắc lại 1 hoặc nhiều đợt dựa trên tiến triển của bệnh. Mỗi đợt điều trị cách nhau 1 tháng.

Chống chỉ định - Dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Phụ nữ mang thai đặc biệt 3 tháng đầu.

- Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Chú ý khi uống thuốc

- Ấu trùng sán dây lợn thể mắt (điều trị chống viêm hoặc ngoại khoa trước khi điều trị thuốc đặc hiệu).

- Người đang bị bệnh cấp tính hoặc bị các bệnh suy tim, gan, thận mạn tính...

- Phụ nữ đang cho con bú: không cho con bú trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc.

- Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

- Không lái xe và vận hành máy móc trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc.

Các tác dụng không mong muốn của thuốc và cách xử trí

- Dùng albendazol kéo dài có thể gây nhiễm độc gan và giảm bạch cầu, vì vậy với những trường hợp dùng thuốc kéo dài cần kiểm tra chức năng gan thận, công thức máu đánh giá bạch cầu và bạch cầu trung tính 10-15 ngày/lần. 5.2.2.

Phác đồ 2: Praziquantel

Liều dùng Praziquantel 50mg/kg/ngày chia 3 lần, uống sau ăn x 15 ngày.

- Có thể điều trị nhắc lại 1 hoặc nhiều đợt dựa trên tiến triển của bệnh. Mỗi đợt điều trị cách nhau 1 tháng.

Chống chỉ định

- Dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Phụ nữ mang thai đặc biệt 3 tháng đầu.

- Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Chú ý khi uống thuốc

- Ấu trùng sán dây lợn thể mắt (điều trị chống viêm hoặc ngoại khoa trước khi điều trị thuốc đặc hiệu).

- Người đang bị bệnh cấp tính hoặc bị các bệnh suy tim, gan, thận mạn tính...

- Phụ nữ đang cho con bú: không cho con bú trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc.

- Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

- Không lái xe và vận hành máy móc trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc

Tác dụng không mong muốn và cách xử trí

- Chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu vùng hạ vị, mẩn ngứa, dị ứng.

- Xử trí: Để bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, tuỳ biểu hiện của triệu chứng mà dùng thuốc và xử trí thích hợp và theo dõi cẩn thận. 5.3. Điều trị triệu chứng 5.3.1. Thuốc chống viêm Corticoid.

- Sử dụng thuốc với liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất.

- Corticoid được khuyến cáo sử dụng đồng thời thuốc đặc hiệu chống ký sinh trùng hoặc trước khi điều trị thuốc đặc hiệu đối với nang ấu trùng sán dây lợn ở não có nhiều nang nước, nang ở mắt, nang trong não thất, nang ở khoang dưới nhện, thân não.

Thuốc chống động kinh (nếu có triệu chứng)

Các thuốc hỗ trợ

- Thuốc tăng tuần hoàn não.

- Thuốc hỗ trợ chức năng gan.

- Vitamin nhóm B

- Thuốc phòng và điều trị viêm loét dạ dày.

- Thuốc giảm đau

Như vậy, việc thực hiện điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn được quy định như trên.

Tiêu chuẩn khỏi bệnh và phòng bệnh như thế nào?

Theo quy định tại Mục 6, Mục 7 Hướng dẫn ban hành kèm quyết định Quyết định 1383/QĐ-BYT năm 2022 về tiêu chuẩn khỏi bệnh và phòng bênh như sau:

Tiêu chuẩn khỏi bệnh:

- Lâm sàng: các triệu chứng dần trở về bình thường (trừ một số trường hợp còn di chứng) và

- MRI/CT: Không còn hình ảnh nang ấu trùng sán dây lợn dạng hoạt động hoặc

- Xét nghiệm ELISA kháng nguyên âm tính.

Phòng bệnh:

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây, bệnh ấu trùng sán dây lợn để chủ động phòng

chống.

- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước.

- Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường.

- Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnhà.

Như vậy, việc thực hiện chuẩn đoán khỏi bệnh và phòng bệnh được quy định như trên.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn: Không được phép lái xe trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh ấu trùng sán dây lợn
4,568 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh ấu trùng sán dây lợn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào