Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2022-2023?
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?
Ngày 31/8/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 4255/BGDĐT-TTr 2022 hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
Theo đó, Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Công văn 4255/BGDĐT-TTr bao gồm những nội dung sau:
* Thứ nhất: Việc chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định;
* Thứ hai:
1. Việc biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ;
- Tại điểm d khoản 8 mục II Phần A Nghị quyểt 85/NQ-CP về Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
+ Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện năm học 2021 - 2022 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022 - 2023; nghiên cứu đề xuất, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan đến tự chủ đại học; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, công bằng, khách quan.
+ Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.
+ Ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các Chương trình nhằm hỗ trợ để phát triển giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
2. Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và hướng dẫn tại Công văn số 686/BGDĐT-GDTrH ngày 03/3/2022 của Bộ GDĐT;
Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT gồm 02 giai đoạn là Quy trình lựa chọn sách giáo khoa (Điều 8 Thông tư này) và Công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt (Điều 9 Thông tư này)
- Điều 8 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định các bước trong quy trình lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa
+ Cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa:
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
+ Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định
+ Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
- Điều 9 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy đinh về việc công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt như sau:
Công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương chậm nhất 05 (năm) tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
* Thứ ba:
- Việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT;
- Việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT và các quy định pháp luật có liên quan;
Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2022-2023? (Hình từ Internet)
Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động thu chi đầu năm học 2022-2023?
Tại Công văn 4255/BGDĐT-TTr 2022, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo tại Nghị quyết 41/2021/QH15 đối với:
- Hoạt động dạy thêm, học thêm;
- Hoạt động thu chi đầu năm học, việc thực hiện tiếp nhận tài trợ, xã hội hóa giáo dục;
- Việc thực hiện các khoản chi phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;
Một số nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khác đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2022-2023
Công văn 4255/BGDĐT-TTr 2022 của Bộ GDĐT còn hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm khác như sau:
- Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới, đặc biệt ở trong lớp, nhóm trẻ;
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu; thực hiện chỉ tiêu biên chế, số lượng và việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục theo quy định; quy hoạch, săp xếp lại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn; thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong giáo dục và đào tạo;
- Tiếp tục thực hiện Công văn 623/BGDĐT-TTr ngày 28/02/2022 của Bộ GDDT về việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục;
- Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 127/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) và các quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, đây là hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2022-2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?