Hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án thế nào?
- Loại tranh chấp về tài sản bảo đảm nào được xử lý theo thủ tục rút gọn theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng?
- Hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu tại Tòa án thế nào?
- Giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký thì có được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu hay không?
Loại tranh chấp về tài sản bảo đảm nào được xử lý theo thủ tục rút gọn theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng?
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định:
Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án
1. Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
b) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
2. Việc giải quyết tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo thủ tục rút gọn quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều này.
Theo đó, có hai loại tranh chấp về tài sản bảo đảm nào được xử lý theo thủ tục rút gọn theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là:
- Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, cụ thể thì tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.
- Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể thì tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án? (Hình tư Internet)
Hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu tại Tòa án thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 có 3 điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án bao gồm:
(1) Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
Hướng dẫn cụ thể thì căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP thỏa thuận về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo có thể được ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm, phụ lục hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có hiệu lực như hợp đồng.
(2) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
(3) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Hướng dẫn cụ thể, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP:
Tranh chấp “không có đương sự cư trú ở nước ngoài” là tranh chấp không thuộc các trường hợp sau:
- Đương sự là người Việt Nam nhưng không cư trú ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Tòa án xác định việc cư trú của đương sự theo quy định của Luật Cư trú;
- Đương sự là người nước ngoài không thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Tòa án xác định việc thường trú hoặc tạm trú của người nước ngoài theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Đương sự là tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật Doanh nghiệp mà không ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân ở Việt Nam khởi kiện, tham gia tố tụng.
Ngoài ra, thì tranh chấp “không có tài sản tranh chấp ở nước ngoài” là tranh chấp mà không có tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.
Giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký thì có được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định về các điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án.
Trong đó có bao gồm điều kiện giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký thì không được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?