Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID đối với người dưới 14 tuổi tại Hà Nội?
Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID đối với người dưới 14 tuổi tại Hà Nội?
Ngày 15/5/2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dung VNeID, có yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
Lưu ý: Bố đẻ hoặc Mẹ đẻ có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã tích hợp “Người phụ thuộc” là Con (dưới 14 tuổi) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VneID thực hiện khai đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho Con (trẻ em dưới 14 tuổi) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VneID.
Căn cứ vào Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu LLTP đối với người dưới 14 tuổi kèm theo Công văn 1743/STP-PBGDPL năm 2024 Tải của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội về tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID).
Dưới đây là hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử vneid đối với người dưới 14 tuổi:
- Bước 1: Truy cập chức năng
Truy cập màn hình chức năng bằng 3 cách:
+ Cách 1: Công dân thực hiện đăng nhập tài khoản định danh điện tử mức 2 sau đó chọn "Thủ tục hành chính Chọn Cấp phiếu lý lịch tư pháp".
+ Cách 2: Tại màn hình trang chủ, chọn chức năng tìm kiếm.
Tại ô tìm nhập tên chức năng Cấp phiếu lý lịch tư pháp. Sau đó hiển thị kết quả tìm kiếm chọn "Cấp phiếu lý lịch tư pháp".
+ Cách 3: Trường hợp công dân đã đưa chức năng Cấp phiếu lý lịch tư pháp vào danh sách tiện ích yêu thích:
Tại màn hình trang chủ, chọn chức năng "Cấp phiếu lý lịch tư pháp".
- Bước 2: Xác thực passcode
Công dân nhập đúng passcode
Lưu ý:
+ Công dân không nhớ passcode nhấn Quên passcode để thực hiện thiết lập lại passcode.
+ Công dân nhập sai passcode quá 5 lần sẽ bị khoá passcode sang ngày hôm sau.
- Bước 3: Khai thông tin
+ Bước 3.1:
Tại màn hình Cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhấn "Tạo mới yêu cầu", chọn đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp.
+ Bước 3.2: Nhập "Thông tin thủ tục hành chính" và "Thông tin trả kết quả".
Lưu ý:
- Công dân nhập số bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (bản giấy)
- Tích chọn "Trả trực tiếp tại bộ phận 1 cửa" nếu công dân muốn nhận bản giấy cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa.
- Tích chọn "Qua dịch vụ bưu chính công ích" nếu công dân muốn nhận bản giấy cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Sau khi nhập đầy đủ các trường thông tin ở Thông tin thủ tục hành chính và Thông tin trả kết quả, nhấn "Tiếp tục", sau đó hệ thống chuyển sang màn nhập "Thông tin cha (mẹ)" và "Thông tin trẻ em yêu cầu cấp phiếu".
+ Bước 3.3: Nhập "Thông tin cha (mẹ)" và "Thông tin trẻ em yêu cầu cấp phiếu".
Sau khi nhập đầy đủ các trường thông tin ở Thông tin cha (mẹ) và Thông tin trẻ em yêu cầu cấp phiếu, nhấn "Tiếp tục".
- Bước 4: Xác nhận thông tin hồ sơ
Lưu ý:
- Đối tượng được cấp phiếu là trẻ em < 16 tuổi thì không mất phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
- Trường hợp người yêu cầu cấp đề nghị cấp trên 2 phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi sẽ thu phí 5.000 đồng/phiếu.
- Công dân không được phép huỷ hồ sơ khi hồ sơ của công dân có trạng thái Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Bước 5: Xác nhận thông tin chia sẻ
Lưu ý: Trường hợp công dân không mất phí hồ sơ (phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp và phí cấp thêm bản giấy) thì bỏ qua bước này.
+ Nhấn nút "Biểu tượng con mắt" để hiển thị các thông tin cá nhân: Họ tên; Số CCCD; Nơi thường trú.
+ Nhấn nút "Biểu tượng con mắt bị gạch chéo" để ẩn các thông tin cá nhân: Họ tên; Số CCCD ; Nơi thường trú.
+ Nhấn "Quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu" để xem nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.
+ Tích chọn ô “Tôi đã đọc Mục đích chia sẻ, xử lý dữ liệu, Quyền,nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu và đồng ý chia sẻ, xử lý dữ liệu cá nhân”.
+ Nhấn "Xác nhận".
- Bước 6: Đăng ký thành công
+ Nhấn vào "Nhấn để kiểm tra lại cài đặt thông báo" để chuyển sang màn cài đặt nhận thông báo khi có kết quả trả về.
+ Nhấn "Lịch sử yêu cầu" để xem lịch sử yêu cầu
+ Nhấn "Quay về trang chủ" để quay về màn trang chủ tài khoản định danh điện tử mức 2.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID đối với người dưới 14 tuổi tại Hà Nội.
Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID đối với người dưới 14 tuổi tại Hà Nội? (Hình ảnh Internet)
Trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định trường hợp miễn phí như sau:
- Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em 2016.
- Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi 2009.
- Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật 2010.
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 từ ngày 1/7/2024 đúng không?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
Phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
1. Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02.
Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
2. Đối với người nước ngoài từ đủ 06 tuổi trở lên đã được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Người nước ngoài dưới 06 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, trẻ em dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu.
Cụ thể:
- Trẻ em là công dân Việt Nam từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước công dân và có nhu cầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01. Dưới 6 tuổi được sẽ được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
- Trẻ em là người nước ngoài từ 6 tuổi trở lên, đã được cấp thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam và có nhu cầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01. Dưới 6 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam sẽ được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?