Hướng dẫn đổi mới công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục thường xuyên theo Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022?
Đổi mới công tác quản lý đối với các cơ sở Giáo dục thường xuyên?
Tại Mục IV Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022 hướng dẫn đổi mới công tác quản lý đối với các cơ sở Giáo dục thường xuyên cụ thể như sau:
- Chủ động tham mưu với UBND tỉnh trong việc kiện toàn cơ cấu và phân công nhiệm vụ của cán bộ và tổ chức chuyên trách quản lý lĩnh vực giáo dục thường xuyên tại Sở GDĐT phù hợp, khả thi đảm bảo công tác quản lý hoạt động Giáo dục thường xuyên được hiệu quả, đúng quy định.
- Tăng cường đổi mới công tác quản lý theo hướng chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý chất lượng, xây dựng văn hóa chất lượng tạo môi trường làm việc thân thiện, tạo động lực cho giáo viên; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục thường xuyên; tăng cường các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo nền nếp, kỷ cương trong dạy học, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm về chuyên môn, về đạo đức nhà giáo; thực hiện đánh giá khách quan, công bằng, tạo động lực thi đua trong học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát các Trung tâm thực hiện đa dạng hóa các chương trình Giáo dục thường xuyên được quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Giáo dục 2019. Ngoài việc thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS, cấp THPT cần chú trọng các chương trình và hình thức tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được HTSĐ.
Hướng dẫn các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm GDNN-GDTX đổi mới công tác quản lý theo hướng được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm tích cực phối hợp các lực lượng xã hội; chủ động phối hợp với hệ thống cơ sở Giáo dục thường xuyên tư thục, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực nhằm bảo đảm hiệu quả phối hợp liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy.
- Tăng cường tham mưu với UBND tỉnh, xây dựng mức học phí phù hợp cho các đối tượng học viên học trong các cơ sở Giáo dục thường xuyên trên cơ sở khoản 6 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để tăng cường thanh tra, kiểm tra việc liên kết đào tạo đại học, cao đẳng tại các cơ sở Giáo dục thường xuyên công lập, liên kết dạy chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT trên địa bàn; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định hiện hành.
- Chủ động rà soát, đánh giá, tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống cơ sở Giáo dục thường xuyên ngoài công lập nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị này. Rà soát, chấn chỉnh việc cấp phép hoạt động cho các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm giáo dục kỹ năng sống theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018 của Bộ GDĐT; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2018 của Bộ GDĐT; Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 về sửa đổi Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và các văn bản pháp luật có liên quan; đảm bảo kiểm soát tốt số lượng, chất lượng của các đơn vị này thông qua cơ chế giải trình, hậu kiểm sao cho việc thành lập, hoạt động giáo dục tạo cơ chế thông thoáng, tránh quản lý hình thức và hành chính hóa, gây cản trở cho hoạt động hiệu quả của các đơn vị; tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động của các trung tâm; kịp thời cập nhật công khai danh sách các trung tâm được cấp phép hoạt động hoặc bị xử lý vi phạm trên trang thông tin của sở GDĐT. Thực hiện quản lý và báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018 của Bộ GDĐT.
- Chủ động rà soát, đánh giá kết quả hoạt động thực tế của các trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) theo hướng dẫn tại Công văn số 2553/BGDĐT-GDTX ngày 18/4/2013 của Bộ GDĐT về hướng dẫn đánh giá trung tâm HTCĐ và có biện pháp, giải pháp quản lý phù hợp trên địa bàn. Cập nhật kịp thời thông tin quản lý các trung tâm HTCĐ trên địa bàn trên trang thông tin điện tử của Sở GDĐT; tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá về công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các trung tâm HTCĐ. Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm HTCĐ sát nhập với trung tâm văn hóa thể thao cấp xã/phường, thị trấn để tham mưu UBND có các giải pháp phù hợp, đúng theo quy định.
Hướng dẫn đổi mới công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục thường xuyên theo Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022? (Hình từ Internet)
Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động Giáo dục thường xuyên?
Về nội dung đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động Giáo dục thường xuyên thì tại Mục VIII Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022 hướng dẫn cụ thể như sau:
- Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về hoạt động Giáo dục thường xuyên, xây dựng xã hội học tập với các nội dung cụ thể phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế tại địa phương; kịp thời thông tin tuyên truyền biểu dương các kết quả nổi bật cũng như thông tin chấn chỉnh và xử lý các sai phạm (nếu có) trong thực hiện nhiệm vụ Giáo dục thường xuyên ở địa phương, đơn vị. Truyền thông và đăng tải thường xuyên, kịp thời các thông tin về hoạt động Giáo dục thường xuyên của địa phương, của đơn vị trên các trang website của Sở GDĐT, của đơn vị.
- Chủ động cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội và các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương về tình hình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về HTSĐ, xây dựng xã hội học tập; tình hình và kết quả triển khai thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT theo chương trình GDPT 2018 để chia sẻ, đồng thuận, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Công tác báo cáo, thi đua, khen thưởng trong hoạt động Giáo dục thường xuyên?
Đối với hướng dẫn về công tác báo cáo, thi đua, khen thưởng thì tại Mục IX Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022 nêu rõ:
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng thời hạn quy định báo cáo và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng theo Thông tư số 21/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 31/7/2020 của Bộ GDĐT về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cơ sở Giáo dục thường xuyên, cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và người lao động thuộc các cơ sở Giáo dục thường xuyên công lập, tư thục cũng như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp cho Giáo dục thường xuyên, HTSĐ và xây dựng xã hội học tập.
- Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020-2025 cùng các phong trào thi đua khác của Bộ GDĐT, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Kịp thời biểu dương, ghi nhận, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập; tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến mô hình cơ sở Giáo dục thường xuyên hoạt động hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?